CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Thủ tục đổi thẻ BHYT mới được thực hiện như thế nào?

Bởi ebh.vn - 27/03/2025

Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là giấy tờ cá nhân quan trọng được sử dụng để xuất trình khi đi khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu thông tin thẻ BHYT giấy không đầy đủ (do rách, hỏng) hoặc bị sai lệch. Khi đó, người có thẻ BHYT có thể thực hiện thủ tục đổi thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi của mình được một cách tốt nhất. Vậy, thủ tục này được thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thủ tục đổi thẻ BHYT mới

Quy trình và thủ tục cấp đổi thẻ BHYT cho người tham gia

1. Từ 1/6/2025, cơ quan BHXH ngừng cấp thẻ BHYT Giấy

Căn cứ theo Công văn số 168/BHXH-QLT của BHXH Việt Nam về việc sử dụng phôi thẻ BHYT, từ ngày 01/6/2025 cơ quan BHXH sẽ không cấp mới thẻ BHYT giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người tham gia sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử để thay thế khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Đối với các trường hợp người tham gia có đề nghị cấp đổi thẻ BHYT mới, sẽ được cán bộ BHXH ưu tiên hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng VssID/VNeID để tích hợp thẻ BHYT, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng để xuất trình thay thẻ BHYT bản giấy khi đi khám chữa bệnh.

Nếu trong trường hợp người tham gia đặc biệt không thể cài đặt VssID, VNeID và không có CCCD gắn chip thì sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT bản giấy theo quy định.

Việc sử dụng thẻ BHYT điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia giúp đồng bộ thông tin, dữ liệu cá nhân đồng thời giúp việc làm thủ tục khám chữa bệnh, xuất trình thẻ BHYT trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách tự tích hợp thẻ BHYT vào VNeID

2. Trường hợp được đổi thẻ bảo hiểm y tế mới

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế năm 2024, từ năm 2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được cấp cho người tham gia theo 2 dạng là thẻ vật lý (bản giấy) và thẻ BHYT điện tử.

Thẻ BHYT được dùng làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT, mỗi người tham gia sẽ được cấp 01 mã số thẻ BHYT cũng là mã số bảo hiểm xã hội và được dùng để xuất trình khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

Theo Công văn 168/BHXH-QLT ngày 26/3/2025, từ ngày 01/6/2025 người tham gia BHYT thuộc trường hợp không thể cài đặt được ứng dụng VssID, VNeID và không có CCCD gắn chip thì mới được cấp đổi thẻ BHYT giấy mới. Đồng thời thẻ BHYT cũ của người đó phải thuộc một trong các trường hợp được đổi thẻ BHYT quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật BHYT 2008 gồm:

(1) Thẻ BHYT dạng vật lý bị rách, nát hoặc hỏng.

(2) Người tham gia thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

(3) Thông ghi trên thẻ BHYT không đúng.

Như vậy, từ 01/6 người tham gia đã được tích hợp thông tin BHYT lên VssID, VNeID và CCCD gắn chip sẽ không được cấp đổi thẻ BHYT mới, khi đi khám chữa bệnh, người dân chỉ cần cung cấp mã số BHXH/ số thẻ BHYT/ mã định danh theo quy định mới về thủ tục khám chữa bệnh BHYT. Điều này sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế theo chương trình chuyển đổi số của BHXH Việt Nam.

Quy trình 3 bước làm thủ tục đổi thẻ BHYT mới

Quy trình 3 bước làm thủ tục đổi thẻ BHYT mới

2. Thủ tục đổi thẻ BHYT mới

Từ ngày 01/7/2025 theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2024, Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là đơn vị thực hiện giải quyết chế độ, chính sách về BHYT cho người tham gia.

Do vậy người tham gia BHYT có thể thực hiện thủ tục đổi thẻ BHYT trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc làm thủ tục đổi lại thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Về cơ bản, quy trình và thủ tục đổi thẻ BHYT gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đổi thẻ BHYT.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ/BHXH ban hành ngày 14/4/2017 hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:

a) Đối với người tham gia BHYT cần chuẩn bị

(1) Đơn đề nghị đổi thẻ BHYT.

(2) Thẻ BHYT cũ (nếu có)

(3) Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu TK1-TS.

Đối với trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH.

b) Đối với đơn vị sử dụng người lao động tham gia BHYT

(1) Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS.

Lưu ý: Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, hồ sơ do người lao động chuẩn bị được nộp cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sau đó lập bảng kê thông tin để bổ sung vào hồ sơ trước khi nộp cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, nộp qua đường bưu điện hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bước 3: Giải quyết thủ tục đổi thẻ BHYT.

Sau khi nộp hồ sơ người đổi thẻ BHYT sẽ nhận được 01 giấy hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/1/2018).

Thời hạn giải quyết thủ tục đổi thẻ BHYT trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHYT mới cho người tham gia trong thời hạn quy định.

Người tham gia có thể nhận thẻ BHYT mới qua bưu điện hoặc trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ qua người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH.

Trong thời gian chờ giải quyết đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT vẫn có thể khám chữa bệnh BHYT bình thường bằng cách xuất trình giấy hẹn trả kết quả đổi thẻ do cơ quan BHXH cấp.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về thủ tục đổi thẻ BHYT dạng thẻ vật lý. Mặc dù thẻ BHYT điện tử mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện hơn trong việc sử dụng tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu thẻ BHYT của bạn thuộc trường hợp được cấp đổi thì vẫn có thể yêu cầu đổi thẻ tùy vào nhu cầu và hoàn cảnh của người tham gia.

Tài Phạm

Hóa đơn điện tử
Phần mềm hợp đồng điện tử iContract
Dịch vụ chữ ký số ECA
Thuế điện tử
Phần mềm hải quan điện tử
Phần mềm khấu trừ thuế TNCN
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu