CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Mức hưởng và giá trám răng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?

Bởi ebh.vn - 05/07/2024

Trám răng là một phương pháp nha khoa khá phổ biến để phục hồi răng sâu, răng thưa, răng sứt mẻ, bảo vệ hàm răng và nụ cười thẩm mỹ. Tuy nhiên, chi phí của dịch vụ này khiến nhiều người e ngại. Vậy giá trám răng bảo hiểm y tế là bao nhiêu? Cần lưu ý gì để được thanh toán trám răng bằng bảo hiểm y tế? Cùng eBH tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh nhân trám răng được hưởng BHYT trong một số trường hợp

Bệnh nhân trám răng được hưởng BHYT trong một số trường hợp

1. BHYT có chi trả chi phí trám răng không?

Dịch vụ trám răng rất phổ biến trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt trong điều trị bệnh lý liên quan đến sâu răng, răng thưa, nứt gãy. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều bệnh nhân được chỉ định trám nhiều răng cùng một lúc, khiến tổng chi phí điều trị khá cao. Vì vậy, nhiều người thắc mắc, liệu bảo hiểm y tế có chi trả khoản tiền trám răng này hay không để giảm bớt phần nào chi phí.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2014, việc trám răng có thể được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT) nếu bạn có tham gia đóng BHYT. Tuy nhiên, chỉ khi răng bị mẻ, vỡ liên quan đến bệnh lý như răng sâu, vỡ tự nhiên và được bác sĩ chỉ định trám, bạn mới được chi trả bởi bảo hiểm y tế.

Nếu bạn trám răng với mục đích thẩm mỹ, bảo hiểm y tế sẽ không áp dụng. Mức hưởng bảo hiểm y tế cho việc trám răng dao động từ 40% đến 100% chi phí điều trị, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của răng trám và cơ sở y tế bệnh nhân thực hiện trám.

Như vậy, trám răng được BHYT chi trả khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau: 

- Trám răng nhằm mục đích điều trị các bệnh lý về răng miệng như: chữa sâu răng, răng bị sứt mẻ, gãy vỡ do tai nạn.

- Nhổ răng được hưởng BHYT do viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng. 

- Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.

- Không phải trám răng thẩm mỹ. 

- Trám răng tại các cơ sở y tế được Cơ quan BHYT thanh toán hưởng bảo hiểm. 

Chi phí trám răng được bảo hiểm y tế hỗ trợ một phần

Chi phí trám răng được bảo hiểm y tế hỗ trợ một phần

2. Giá trám răng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?

Giá trám răng bảo hiểm y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể: 

(1) Loại hình trám răng: Có 04 loại hình phổ biến như sau:

- Trám amalgam : Đây là loại hình trám răng truyền thống sử dụng hợp kim gồm bạc, đồng, thiếc và thủy ngân, có chi phí thấp nhất, tuổi thọ cao (10 đến 15 năm), chịu lực nhai tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình trám răng này là màu sắc tối, không thẩm mỹ, và có thể gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe sau này do có chứa thủy ngân, không sử dụng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em. 

- Trám composite: Đây là loại hình trám răng phổ biến nhất hiện nay bởi có tính thẩm mỹ cao, màu sắc gần giống với màu răng thật của bệnh nhân. Loại hình này có chi phí cao hơn trám amalgam, tuy nhiên, an toàn hơn cho sức khỏe và giúp bảo vệ răng chắc hơn. 

- Trám inlay/onlay: Dùng cho những trường hợp răng sứt mẻ lớn, chi phí cao hơn so với trám composite.

- Trám GIC: Thường sử dụng để trám tạm cho các răng ít chịu lực nhai lớn, có màu sắc tương đối giống răng thật. Tuy nhiên, loại vật liệu này không bền, dễ bị sứt mẻ. 

(2) Mức độ sâu răng: Mức độ sâu răng càng nặng thì chi phí trám răng càng cao. 

(3) Vị trí răng: Răng hàm thường có chi phí trám răng cao hơn răng cửa. 

(4) Cơ sở nha khoa: Có sự khác biệt về giá giữa các cơ sở nha khoa. 

Theo quy định, bảo hiểm y tế chi trả cho dịch vụ trám răng dao động từ 40% đến 100%, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

- Bệnh nhân thực hiện trám răng ở các cơ sở cùng tuyến thì mức hưởng BHYT dao động trong khoảng từ 80% đến 100%. 

- Bệnh nhân trám răng tại các cơ sở trái tuyến, hoặc chuyển tuyến thì bảo hiểm chi trả khoảng 40% đến 70% chi phí. 

Do đó, giá trám răng bảo hiểm y tế không cố định mà tùy thuộc vào tình trạng răng của bệnh nhân và việc lựa chọn cơ sở nha khoa để thực hiện dịch vụ trám răng.

Các bước thực hiện thủ tục trám răng hưởng BHYT theo quy định

Các bước thực hiện thủ tục trám răng hưởng BHYT theo quy định

3. Thủ tục, quy trình trám răng BHYT

Thủ tục trám răng để được hưởng BHYT phải được tuân theo quy trình thăm khám và điều trị như các bệnh thông thường khác. Do đó, người bệnh cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xếp hàng chờ lấy số thứ tự, viết phiếu đăng ký thăm khám. 

Bước 2: Bệnh viện tiếp nhận thông tin khám bệnh

Bước 3: Bệnh nhân khám tại phòng khám chuyên khoa

Bước 4: Thanh toán chi phí theo quyền lợi của BHYT

Bước 5: Xét nghiệm cận lâm sàng và chờ lấy kết quả theo thời gian ghi trên giấy hẹn

Bước 6: Bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng đồng thời đưa ra chỉ định điều trị trám răng, tư vấn loại chất liệu trám răng phù hợp với từng bệnh nhân. 

Bước 7: Tiến hành điều trị trám răng

Bước 8: Đến quầy lĩnh thuốc BHYT (nếu có), đồng thời thanh toán chi phí thuốc không bao gồm trong danh mục hưởng BHYT và nhận thuốc ra về. 

3.1 Cần lưu ý gì để được BHYT thanh toán khi trám răng?

Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân cần ghi nhớ để được BHYT thanh toán chi phí trám răng:

(1) Chọn cơ sở khám răng có áp dụng bảo hiểm y tế

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế công lập (bệnh viện nhà nước) có áp dụng BHYT cho dịch vụ trám răng. Do đó, cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định thực hiện trám răng. Mức hưởng BHYT sẽ được điều chỉnh tùy theo trám răng đúng tuyến hay trái tuyến. 

(2) Giấy tờ cần chuẩn bị: Để được thanh toán BHYT khi thực hiện dịch vụ trám răng, bệnh nhân cần mang theo các loại giấy tờ sau đây:

Tóm lại, trám răng là phương pháp nha khoa hiệu quả giúp phục hồi răng sâu, răng thưa, sứt mẻ hiệu quả. Với sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế, chi phí trám răng sẽ được giảm thiểu đáng kể, giúp bạn dễ dàng tiếp cận dịch vụ nha khoa chất lượng. Trám răng do bệnh lý sẽ được hưởng quyền lợi BHYT. Tuy nhiên, các trường hợp trám răng theo yêu cầu thẩm mỹ sẽ không được BHYT chi trả. 

Do đó, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho mình, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế có chi trả BHYT để được tư vấn, hỗ trợ. Với những thông tin trên, Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng độc giả đã có cái nhìn tổng quan về giá trám răng bảo hiểm y tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể hơn.

N.N

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu