CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Chữ ký số là gì? Quy định về việc sử dụng chữ ký số

Bởi ebh.vn - 17/09/2024

Chữ ký số là một phần quan trọng trong giao dịch điện tử và các quy định về chữ ký số đã được cập nhật để đảm bảo tính bảo mật và xác thực của thông tin. Vậy chữ ký số là gì? và những đặc điểm người dùng cần lưu ý. Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.

Chữ ký số tiếng anh là Digital signature

Chữ ký số tiếng anh là Digital signature

1. Chữ ký số là gì?

Theo Khoản 12 Điều 3 Luật số 20/2023/QH15 - Luật giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, chữ ký số được định nghĩa như sau:

Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số.

Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.

1.1 Chữ ký số thường được sử dụng trong trường hợp nào?

Chữ ký số (CKS) hiện nay có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau để nhằm đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn và không thể chối bỏ của các giao dịch điện tử, một số trường hợp sử dụng CKS phổ biến như sau:

TH1: Chữ ký số giúp xác thực danh tính của các bên tham gia ký kết hợp đồng điện tử và đảm bảo rằng nội dung hợp đồng không bị thay đổi sau khi ký.

TH2: Doanh nghiệp và cá nhân có thể sử dụng chữ ký số để khai báo thuế điện tử, nộp tờ khai thuế, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan qua mạng.

TH3:Chữ ký số được sử dụng để xác thực các giao dịch ngân hàng trực tuyến bao gồm các giao dịch tài chính, chuyển tiền và các dịch vụ ngân hàng khác.

TH4: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng chữ ký số để khai báo hải quan điện tử và các thủ tục liên quan qua mạng.

TH5: Chữ ký số được sử dụng để gửi và nhận email có tính bảo mật cao, giúp xác thực thông tin người gửi và đảm bảo rằng nội dung email không bị thay đổi trong quá trình truyền tải.

TH6: Sử dụng chữ ký số để đăng ký tài khoản dịch vụ công Quốc gia giúp cá tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện được rất nhiều thủ tục dịch vụ công trực tuyến thuận tiện hơn.

TH7: Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để ký các văn bản, quyết định, thông báo nội bộ.

2. Quy định về việc sử dụng chữ ký số

Chữ ký số được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (đơn vị) sử dụng để ký vào các văn bản trong giao dịch điện tử.

(1) Chữ ký số phải gắn kèm văn bản điện tử sau khi ký số. Điều này giúp đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn của văn bản trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ.

(2) Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số ban hành kèm theo Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

(3) Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, bao gồm việc quản lý, cung cấp và sử dụng chữ ký số, chứng thư số.

Chữ ký số có giá trị pháp lý tương tự chữ ký tay nếu đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật.

2.1 03 điều kiện đảm bảo an toàn cho CKS

Theo Điều 9, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, 03 điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số gồm:

(1) Chữ ký số phải được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

(2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do 1 trong 4 tổ chức sau đây cấp:

  1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

  2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

  3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

  4. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức (đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho CKS chuyên dùng).

(3) Tại thời điểm ký, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký.

2.2 Giá trị pháp lý của CKS

Căn cứ theo Điều 8, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, giá trị pháp lý của chữ ký số (CKS) được thể hiện như sau:

(1) Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng SKS và chữ ký đó đáp ứng đủ 03 điều kiện đảm bảo an toàn.

(2) Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.

(3) Chữ ký số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam sẽ có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cung cấp.

Phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Cách phân biệt chữ ký số và chứng thư số

3. Hướng dẫn phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Chữ ký số và chứng thư số là hai khái niệm quan trọng trong giao dịch điện tử, có thể được sử dụng kết hợp cùng nhau như một "Cặp khóa". Trong đó, Chữ ký số sử dụng khóa bí mật để ký tài liệu, trong khi chứng thư số cung cấp khóa công khai để xác thực chữ ký đó và chữ ký số sẽ chỉ có hiệu lực khi chứng thư số còn hiệu lực và chưa bị thu hồi hoặc tạm dừng.

Bên cạnh đó, chữ ký số và chứng thư số cũng có những chức năng và vai trò rất khác nhau. Dưới đây là bảng phân biệt giữa chữ ký số và chứng thư số:

Phân biệt

Chữ ký số

Chứng thư số

Định nghĩa

  • Quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 
  • Là một dạng chữ ký điện tử sử dụng thuật toán mã hóa không đối xứng, bao gồm khóa bí mật (private key) và khóa công khai (public key).
  • Quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật Giao dịch điện tử 2005
  • Là một dạng chứng thư điện tử, nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cá nhân, tổ chức hoặc máy chủ.

Chức năng

  • Được sử dụng để xác nhận danh tính của người ký và đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu điện tử. Nó giúp xác thực rằng tài liệu không bị thay đổi sau khi ký.
  • Thay thế chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của đơn vị, tổ chức.
  • Đóng vai trò như một "chứng minh thư" điện tử, xác nhận danh tính của người sở hữu khóa công khai.
  • Chứa các thông tin như tên tổ chức cung cấp, tên thuê bao, khóa công khai, và thời hạn hiệu lực.

Ứng dụng

  • Được sử dụng trong các giao dịch điện tử.
  • Được sử dụng để xác thực danh tính trong các giao dịch điện tử.
  • Đảm bảo rằng chữ ký số được tạo ra bởi người sở hữu hợp pháp của khóa bí mật tương ứng.

3.1 Mối liên hệ giữa chữ ký số và chứng thư số

(1) Doanh nghiệp muốn tạo được chữ ký số thì trước tiên cần phải có chứng thư số. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.

(2) Dùng xác nhận người ký, trong đó chứng thư số là cơ sở để đối tác có thể xác nhận việc ký số có đúng hay không thì chữ ký số đóng vai trò xác nhận tính toàn vẹn thông tin trong văn bản.

Giới thiệu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Thái Sơn

Giới thiệu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Thái Sơn

4. Dịch vụ chứng thực chữ ký số của Thaisonsoft

Dịch vụ chứng thực chữ ký số của Thaisonsoft, còn được gọi là ECA, cung cấp giải pháp chữ ký số đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và quy định về chữ ký số theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về dịch vụ này:

Lợi ích của dịch vụ chứng thực chữ ký số Thái Sơn/Thaisonsoft.

(1) Xác thực danh tính: Đảm bảo tính toàn vẹn và giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử bằng cách xác thực danh tính cá nhân, đơn vị, tổ chức.

(2) An toàn và bảo mật: Đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, bảo mật thông tin giúp bảo vệ dữ liệu và giao dịch của bạn.

(3) Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ chuyên viên hỗ trợ tận tình, chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ kỹ thuật bất cứ lúc nào.

(4) Đa dạng ứng dụng: Sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công (hải quan, bảo hiểm xã hội, thuế, hóa đơn...) điện tử.

4.1 Quy trình đăng ký chữ ký số Thaisonsoft

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

- Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp lý.

- Đơn đề nghị cấp chứng thư số (theo mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Thái Sơn cấp).

Bước 2: Tạo yêu cầu đăng ký:

- Truy cập vào trang web của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Thaisonsoft:

- Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký trực tuyến bao gồm thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp, thông tin liên hệ và các giấy tờ cần thiết.

- Chọn gói dịch vụ: Gói dịch vụ 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm với các mức phí khác nhau.

  • Liên hệ tổng đài hỗ trợ CSKH Thaisonsoft 24/7 - Miền Bắc: 1900.4767 & Miền Nam: 1900.4768

Bước 3: Nhận CKS và cài đặt: Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn sẽ nhận được thiết bị chứa chữ ký số (USB Token) và Cắm USB vào máy tính và cài đặt theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ Thaisonsoft.

Bước 4: Kích hoạt và sử dụng: Kích hoạt chữ ký số theo hướng dẫn của Thaisonsoft.

Như vậy là hoàn tất quy trình đăng ký chữ ký số của Thái Sơn. Bạn có thể sử dụng chữ ký số để ký các tài liệu điện tử, khai báo thuế, giao dịch ngân hàng, và các ứng dụng khác.

Trên đây là những chia sẻ từ BHXH điện tử EBH về chữ ký số. Hy vọng có thể mang lại những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần hỗ trợ về chữ ký số có thể liên hệ đến số tổng đài CSKH Thaisonsoft 1900 4767 để được tư vấn và trợ giúp.

Tài Phạm

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu