Cách tính lương theo bậc lương của cán bộ công chức Nhà nước
Từ sau năm 2019 đã có nhiều sự thay đổi trong cách tính lương cho cán bộ công chức Nhà nước. Trong đó bậc lương ảnh hưởng lớn đến mức lương của người lao động. Bậc lương càng cao thì tương ứng với mức lương thực lĩnh của cán bộ công chức nhà nước càng cao.
Bậc lương là gì ?
1. Bậc lương là gì?
Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.
Bậc lương dùng để phân cấp, là căn cứ tính lương cho các đối tượng được quy định theo Luật. Bậc lương là yếu tố tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức tối đa ở trong mỗi ngạch lương.
2. Bậc lương trong ngạch lương
Trong mỗi ngạch lương có các bậc lương khác nhau, số lượng bậc lương trong các ngạch lương sẽ tùy thuộc và từng đơn vị cụ thể, đối với cán bộ công chức nhà nước, đối với lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân hay các doanh nghiệp nhà nước.
Bảng bậc lương của cán bộ công chức và mức lương theo quy định hiện hành.
2.1 Ngạch lương là gì?
Ngạch lương được xây dựng để phân biệt trình độ và vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong một tổ chức, công ty. Người lao động luôn hướng tới việc chuyển từ ngạch thấp lên cao khi muốn chuyển vào vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và phải trải qua kỳ thi nâng ngạch.
Điều kiện nâng ngạch lương công chức Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP của chính phủ.
2.2 Các bậc lương trong ngạch lương
Các bậc lương trong ngạch lương của các đối tượng khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Quan điểm trả lương của đơn vị, tổ chức: Quan điểm trả lương mang tính kích thích cao người lao động thì số lượng bậc lương sẽ thấp, ngược lại quan điểm trả lương mang tính quân bình thì số lượng bậc lương trong các ngạch sẽ nhiều.
Sự chênh lệch giữa điểm giá trị công việc tối thiểu và điểm giá trị công việc tối đa: Nếu sự chênh lệch là lớn thì số bậc nên nhiều, sự chênh lệch thấp thì số lượng bậc lương ít. Trong trường hợp không xác định điểm giá trị tối đa thì có thể so sánh với điểm giá trị tối thiểu của ngạch sau liền kề.
Yêu cầu về đào tạo và độ phức tạp lao động trong ngạch: Một số ngạch được xây dựng yêu cầu trình độ đào tạo thấp, lao động giản đơn có số lượng bậc lương nhiều hơn so với ngạch có yêu cầu trình độ đào tạo cao.
2.3 Cách tính lương theo bậc lương của cán bộ công chức Nhà nước
Bậc lương là căn cứ để xác định hệ số lương hiện hưởng mà người đó được tính ở thời điểm hiện tại. Đối với cán bộ công chức (CBCC) trong các cơ quan Nhà nước bậc lương thường được căn cứ theo cấp bậc, thâm niên mà người đó làm việc.
Mức lương của cán bộ công chức được tính theo công thức nào?
Các nước để tính mức lương theo bậc lương của CBCC Nhà nước như sau:
Bước 1: Xác định bậc lương trong nhóm ngạch của mình.
Bước 2: Xác định hệ số lương tương ứng với mỗi bậc lương.
Bước 3: Áp dụng công thức tính mức lương.
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó: Mức lương cơ sở: là mức lương tính theo tháng được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
Hệ số lương hiện hưởng được tính theo từng ngạch và từng cấp tương ứng
Căn cứ vào khoản Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 38/2019/NĐ-CP từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng (thay cho mức lương cơ sở cũ là 1.390.000 đồng/tháng).
Trên đây là những chia sẻ của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về bậc lương và cách tính mức lương theo bậc lương. Để có mức lương tốt đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại và có tích lũy ở tương lai, các cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quan tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và hội cần tích cực phấn đấu nâng bậc lương.