CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Lương cơ sở là gì? Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản

Bởi ebh.vn - 03/07/2024

Lương cơ sở hiện nay được sử dụng phổ biến làm căn cứ tính lương và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Vậy mức lương cơ sở là gì? Và lương cơ sở có phải là lương cơ bản không? Mời bạn hãy cùng EBH tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mức lương cơ sở và quy định của pháp luật

Mức lương cơ sở là căn cứ tính mức hưởng nhiều khoản tiền trợ cấp

1. Mức lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở là mức lương được sử dụng để tính lương trong bảng lương của người lao động. Nó cũng là căn cứ để xác định các khoản phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. 

Theo đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018 có quy định lương cơ sở là mức căn cứ để:

(1) Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.

(2) Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.

(3) Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản lương cơ sở là mức lương thấp nhất, chưa bao gồm các chế độ khác như khen thưởng hay phụ cấp. Mức lương cơ sở cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, điều này được thể hiện qua bản chất và nguyên tắc áp dụng của mức lương cơ sở.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay được dùng làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng là: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... và người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra, mức lương cơ sở còn dùng làm cơ sở để tính thang bảng lương tại doanh nghiệp, các khoản phụ cấp và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tối đa không quá 20 lần lương cơ sở.

Trong trường hợp mức lương cơ sở nếu có sự điều chỉnh hằng năm sẽ có ảnh hưởng đến nhiều khoản thu nhập, tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp của người lao động. Vì vậy cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo quyền lợi của mình.

1.1 Chính sách tăng lương cơ sở mới nhất 2024

Từ ngày 01/7/2024, Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở năm 2024 từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng căn cứ theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Điều này áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. 

Năm 2024, Chính phủ có sự điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm tăng năm thứ 2 liên tiếp kể từ thời điểm mức lương này không tăng thêm trong 3 năm 2020, 2021 và 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đây là một bước điều chỉnh quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người lao động và cải thiện thu nhập của họ.

Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương cơ bản

Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương cơ bản

2. Lương cơ sở có phải lương cơ bản không?

Lương cơ sở và lương cơ bản là hai khái niệm liên quan đến tiền lương. Tuy nhiên, lương cơ sở và lương cơ bản là hai khái niệm khác nhau:

- Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ cho nhiều tính toán liên quan đến tiền lương, bao gồm việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, và viên chức. Nó áp dụng cho cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nó không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung khác.

Dưới đây là những tiêu chí để giúp người lao động phân biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản:

(1) Cơ sở Pháp lý

- Lương cơ sở được quy định rõ ràng tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương qua các giai đoạn cũng được xác định bằng con số cụ thể. 

- Lương cơ bản không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau tùy theo tính chất và yêu cầu công việc.

(2) Đối tượng áp dụng:

- Mức lương cơ sở được áp dụng cho công nhân viên chức, cán bộ Nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước. 

- Mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực trong và ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác, lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

(3) Chu kỳ điều chỉnh:

- Mức lương cơ sở được Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống của mọi người. Vì vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh của mức lương cơ sở gồm có: Chính sách của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả, chỉ số tiêu dùng,… Như vậy mức lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định mà sẽ thuận theo tình hình thực tế của Quốc gia.

- Lương cơ bản, ngoài yếu tố thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động thì lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức lương tối thiểu, loại hình doanh nghiệp, cách thức tính của từng đơn vị, cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm,… Trong đó, yếu tố đáng chú ý nhất là mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương và lương cơ sở.

Như vậy khác với lương cơ sở chu kỳ thay đổi của lương cơ bản sẽ tuỳ theo sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các đơn vị doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Đối với đơn vị trong khu vực Nhà nước thì chu kỳ thay đổi lương cơ bản phụ thuộc theo chu kỳ thay đổi của lương cơ sở. Theo đó khi có sự điều chỉnh lương cơ sở thì lương cơ bản trong trường hợp này cũng sẽ được điều chỉnh theo.

Cách tính mức lương cơ sở và mức lương cơ bản

Cách tính mức lương cơ sở và mức lương cơ bản

(4) Cách tính lương cơ sở và lương cơ bản:

Mức lương cơ sở được thể hiện bằng một số tiền rõ ràng trong văn bản Pháp luật (Nghị định, Nghị quyết...) do Chính phủ ban hành nên có tính cố định, chính xác.

Ngược lại, để xác định lương cơ bản, đơn vị cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố. Vì lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước nên cách thức tính toán cũng có sự khác nhau.

Cách tính lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước. Theo mục đối tượng áp dụng ở trên, cán bộ thuộc khu vực Nhà nước sẽ được áp dụng mức lương cơ sở. Vì vậy, công thức tính toán lương cơ bản xây dựng dựa vào lương cơ sở (theo năm tương ứng) và hệ số lương.

Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương

Cách tính lương cơ bản cho các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước. Đối với những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước, mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng mới nhất tại thời điểm tính.

Doanh nghiệp thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản dựa vào lương tối thiểu vùng của khu vực đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý mức lương cơ bản không được nhỏ hơn lương tối thiểu vùng. Đối với lao động đã được qua đào tạo nghề, học nghề thì lương cơ bản phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng.

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lương cơ sở và cách giúp bạn phân biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản.

T.P

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu