Cách xây dựng thang bảng lương 2020 theo văn bản mới nhất
Khi nào doanh nghiệp cần phải nộp thang bảng lương và cách xây dựng thang bảng lương 2020 như nào? Bài viết dưới đây eBH xin chia sẻ đến người lao động về thang bảng lương năm 2020 mới nhất để đóng bảo hiểm xã hội theo các văn bản mới nhất hiện nay.
Doanh nghiệp phải lập thang bảng lương để làm cơ sở trả lương
1. Khi nào doanh nghiệp cần phải nộp thang bảng lương
Trước khi tìm hiểu thời điểm doanh nghiệp phải nộp thang bảng lương thì người lao động cần nắm rõ khái niệm về thang bảng lương là gì?
1.1 Thang bảng lương là gì?
"Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng."
1.2 Khi nào doanh nghiệp cần nộp thang bảng lương?
Doanh nghiệp tiến hành nộp thang bảng lương khi:
- Những doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động Thương binh xã hội quận, huyện nơi Doanh nghiệp đóng địa bàn.
- Những doanh nghiệp đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp.
2. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương 2020
Bậc 1 phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng. Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%
2.1 Cách xác định bậc 1 trên thang bảng lương
1. Nếu làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng 2018 |
Mức lương tối thiểu vùng 2020 |
Vùng I |
3.980.000 đồng/tháng |
4.180.000 đồng/tháng |
Vùng II |
3.530.000 đồng/tháng |
3.710.000 đồng/tháng |
Vùng III |
3.090.000 đồng/tháng |
3.250.000 đồng/tháng |
Vùng IV |
2.760.000 đồng/tháng |
2.920.000 đồng/tháng |
2. Nếu làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 |
Vùng I |
4.180.000 +(4.180.000 x 7%) = 4.472.600đ |
Vùng II |
3.710.000 + (3.710.000 x 7%) = 3.969.700đ |
Vùng III |
3.250.000 + (3.250.000 x 7%) = 3.477.500đ |
Vùng IV |
2.920.000 + (2.920.000 x 7%) = 3.124.400đ |
3. Nếu làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 |
Vùng I |
4.472.600 + (4.472.600 x 5%) = 4.696.230 |
Vùng II |
3.969.700 + (3.969.700 x 5%) = 3.168.185 |
Vùng III |
3.477.500 + (3.477.500 x 5%) = 3.651.375 |
Vùng IV |
3.124.400 + (3.124.400 x 5%) = 3.280.620 |
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 |
Vùng I |
4.472.600 + (4.472.600 x 7%) = 4.785.682 |
Vùng II |
3.969.700 + (3.969.700 x 7%) = 4.247.579 |
Vùng III |
3.477.500 + (3.477.500 x 7%) = 3.720.925 |
Vùng IV |
3.124.400 + (3.124.400 x 7%) = 3.343.108 |
Như vậy, bài viết trên Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến người lao động cũng như doanh nghiệp chi tiết về cách xây dựng thang bảng lương 2020. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động khi tìm hiểu về cách lập thang bảng lương.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký thang bảng lương