CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Bởi ebh.vn - 13/04/2020

Mới đây, ngày 15/11/2019 Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính Phủ được ban hành, quy định mức lương tối thiểu vùng mới đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở  tỉnh, thành phố. Với mức lương tối thiểu mới này người lao động được bảo vệ quyền lợi tốt hơn so với những năm trước, đây là tin mừng đối với không ít người lao động.

Quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Quy định mức lương tối thiểu vùng.

1. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất dùng làm căn cứ để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận mức lương khi ký kết hợp đồng lao động.

Căn cứ theo quy định mức lương tối thiểu vùng mới nhất từ ngày 1/1/2020 tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/người/tháng.

Quy định về mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các đối tượng cụ thể. Căn cứ vào nội dung tại Điều 2, Nghị định 90/2019/NĐ-CP đối tượng áp dụng đối với người lao động trong các trường hợp sau:

  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

  • Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Nếu là người lao động nằm trong các đối tượng trên bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để đàm phán lương với người sử dụng lao động khi ký kết tránh trường hợp trả lương dưới mức tối thiểu vùng.

2. Quy định mức lương tối thiểu vùng mới

Người lao động làm việc ở các vùng miền khác nhau sẽ có mức phí chi trả sinh hoạt khác nhau, mức sống khác nhau vì vậy mức lương tối thiểu vùng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Sự chênh lệch này thể hiện rõ ở thành phố với nông thôn, ở các vùng có nền kinh tế phát triển với các vùng điều kiện kinh tế khó khăn.

Theo nội dung quy định tại Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Mức lương tối thiểu vùng mới này sẽ được chính thức áp dụng vào 1/1/2020 điều này cũng có nghĩa rất nhiều lao động phổ thông sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn khi làm việc cũng như hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sau này.

mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Năm 2020 mức lương tối thiểu vùng tăng.

Để xác định được địa bạn đang sinh sống và làm việc thuộc vùng nào sẽ căn cứ vào danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Vùng I: bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển như: Gia Lâm; Đông Anh; Sóc Sơn; Thanh Trì; Thường Tín; Hoài Đức; Thạch Thất; Quốc Oai; Thanh Oai; Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây; thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương…

Vùng II: bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển như: huyện Ba Vì, Tp. Hải Dương, Tp Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, Vĩnh Yên; Phúc Yên; các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang; Tp.Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; TP Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau; Tp Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình….

Vùng III: bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy nhiên thấp hơn ở vùng II như: các huyện Cẩm Giàng; Nam Sách; Kim Thành; Kinh Môn; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng; các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau; các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

Vùng IV: bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó khăn, đặc biệt khó khăn (là các vùng, địa bàn còn lại).

3. Điều chỉnh mức lương tối thiểu qua các năm

Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng qua các năm để phù hợp với sự phát triển kinh tế chính trị cũng như giúp người lao động có quyền lợi chính đáng đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân.

 

Năm

Mức lương (đồng/tháng)

 

Nghị định

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

2015

3.100.000

2.750.000

2.400.000

2.150.000

103/2014/NĐ-CP

2016

3.500.000

3.100.000

2.700.000

2.400.000

122/2015/NĐ-CP

2017

3.750.000

3.320.000

2.900.000

2.580.000

153/2016/NĐ-CP

2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

141/2017/NĐ-CP

2019

4.180.000 

3.710.000

3.250.000

2.920.000

157/2018/NĐ-CP

2020

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

90/2019/NĐ-CP

Bảng mức lương tối thiểu vùng qua các năm từ 2015-2019.

Xem thêm: Mức lương tối tiểu vùng năm 2021

Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng qua các năm ta thấy mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng dần cho thấy tình hình kinh tế ngày một phát triển, mức sống của người dân tăng lên. Từ năm 2015 đến năm 2020 mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng lên từ 920.000 – 1.320.000 triệu đồng/tháng. Tăng cao nhất là ở vùng I với mức tăng 1.320.000 đồng/tháng, thấp nhất ở vùng IV.

Mức tăng giữa các năm không có sự chênh lệch quá lớn, mức tăng lương tối thiểu vùng của năm sau cao hơn năm trước, mức tăng chủ yếu nằm ở vùng I và vùng II, các vùng III và vùng IV có mức tăng thấp hơn.

Qua bài viết mức lương tối thiểu vùng mới nhất được bảo hiểm xã hội điện tử chia sẻ ngày hôm nay hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn. Để xác định mức lương tối thiểu vùng của mình các bạn có thể tra cứu trực tiếp qua bài viết và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP hoặc trực tiếp gọi cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu