Nghỉ việc không hưởng lương có được tự đóng bảo hiểm xã hội
Tạm ngừng tham gia BHXH hoặc tham gia BHXH ngắt quãng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động khi xét hưởng các chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp… Vậy, trong trường hợp nghỉ việc không hưởng lương có được tự đóng BHXH không?
Không được tự đóng bảo hiểm xã hội trong khi nghỉ việc không hưởng lương.
1. Quy định về nghỉ việc không hưởng lương
Khi người lao động đi làm tại các đơn vị, doanh nghiệp và có hợp đồng lao động, hàng tháng người người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và trích một phần từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định đối với trường hợp người lao động xin nghỉ không hưởng tiền lương như sau:
“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.
Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
2. Nghỉ việc không hưởng lương có được tự đóng bảo hiểm xã hội không
Do nhiều nguyên nhân mà rất nhiều người lao động phải nghỉ việc không hưởng lương. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương có thể kéo dài từ 14 ngày trong một tháng hoặc nghỉ lên đến vài tháng, điều này ảnh hưởng đến việc tính để hưởng các chế độ BHXH của người lao động.
Nghỉ việc không hưởng lương không được tự đóng BHXH:
Trong trường hợp NLĐ xin nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không được đóng BHXH tháng đó, đồng thời khi tính hưởng các chế độ BHXH thì NLĐ bị trừ thời gian này ra. Nhiều người lao động muốn tự đóng BHXH để khắc phục vấn đề thời gian tham gia BHXH bị ngắt quãng và đủ điều kiện khi làm hồ sơ hưởng một số chế độ BHXH.
Tuy nhiên, tự đóng BHXH thuộc trường hợp tham gia BHXH tự nguyện (đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật), mà người lao động lúc này lại đang thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì lý do này, người lao động đang trong thời gian nghỉ việc sẽ không được tự đóng BHXH.
NLĐ nghỉ việc trên 14 ngày trở lên và không hưởng lương không được DN đóng BHXH.
Các trường hợp đặc biệt nghỉ việc không hưởng lương được đóng BHXH:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 39, Luật BHXH năm 2014 và Khoản 4, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH có 2 trường hợp người lao động sẽ được đóng BHXH gồm:
-
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
-
Trường hợp người lao động nghỉ việc trên 14 ngày nhưng không cùng trong 1 tháng.
Lưu ý:
Trong trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng BHXH. Khi xét hưởng các chế độ BHXH người lao động sẽ được cộng nối thời gian tham gia BHXH, nếu nghỉ việc không quá lâu hoàn toàn có thể yên tâm khi làm hồ sơ hưởng các chế độ BHXH của mình.
XEM THÊM >> Nghỉ phép dài ngày từ 14 ngày trở lên có được hưởng BHXH
3. Mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động
Trong trường hợp thông thường doanh nghiệp và người lao động sẽ có mức đóng vào quỹ BHXH tính trên % quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như sau:
Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức đóng thấp hơn theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được giảm 0,2% vào quỹ TNLĐ - BNN.
Như vậy, người lao động cần lưu ý các trường hợp xin nghỉ việc không hưởng lương để không làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình khi hưởng các chế độ BHXH. Quý độc giả có những thắc mắc hay cần tư vấn thêm về chủ đề bài viết hãy lên hệ ngay với BHXH điện tử eBH theo số Hotline 1900558873 để được hỗ trợ tốt nhất.
TIN LIÊN QUAN >> Người lao động sau nghỉ việc có tự đóng BHXH được không?