CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp có bị phạt

Bởi ebh.vn - 31/10/2023

Rất nhiều doanh nghiệp cố tình không trả hoặc làm sai các quy định chốt, trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động khi họ nghỉ việc. Vậy nếu không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp bị phạt như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Không chốt sổ BHXH cho người lao động

Mức phạt khi doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động

1. Doanh nghiệp buộc phải chốt sổ BHXH cho người lao động

Người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các quy định về BHXH. Theo Khoản 3, Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 quy định:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Mặt khác, tại Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, căn cứ vào nội dung của luật thì tới thời điểm hiện tại người lao động không thể tự chốt sổ BHXH cho mình. Để có thể thực hiện hiện việc chốt sổ BHXH người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan BHXH có thẩm quyền trực tiếp quản lý hồ sơ BHXH của mình thực hiện chốt sổ.

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi không chốt sổ BHXH

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi không chốt sổ BHXH

2. Không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp sẽ bị phạt

Không chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động nghỉ việc hoặc có yêu cầu chốt sổ để phục vụ cho việc làm hồ sơ giấy tờ hưởng các chế độ BHXH khác doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định.

Mức phạt khi không chốt sổ BHXH cho người lao động như thế nào? Căn cứ theo Mục d, Khoản 4, Điều 40, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/3/2020 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bên cạnh đó, Pháp luật cũng quy định rõ tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 47, Bộ luật lao động 2012 và căn cứ vào Khoản 8, Điều 1, Nghị Định số 148/2018/NĐ-CP ban hành ngày 24/10/2018 thời gian giải quyết như sau:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

- Trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có thể kéo dài việc thanh toán nhưng không được quá 30 ngày.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Với những chia sẻ từ BHXH điện tử EBH trong bài viết này, các doanh nghiệp cần lưu ý mức phạt khi không thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động theo quy định, nhằm tránh những sai phạm gây tổn thất không đáng có. Đồng thời, thông qua nội dung xử phạt, người lao động nắm được thời hạn cũng như các quy định khi chốt sổ để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu