Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động, người lao động chịu thiệt
Theo quy định khi chấm dứt hợp đồng thử việc đối với người lao động, người sử dụng phải ký kết hợp đồng lao động nếu thử việc đạt yêu cầu. Trong trường hợp hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động người lao động sẽ có thể có những thiệt thòi khi không được đảm bảo về quyền tham gia bảo hiểm xã hội.
Hết thời gian sử việc không ký hợp đồng lao động
1. Quy định về thời gian thử việc
Người sử dụng lao động và người lao động khi ký kết hợp đồng lao động sẽ tự thỏa thuận thời gian thử việc. Tuy nhiên thời gian thử việc sẽ phải tuân theo nguyên tắc được quy định tại Điều 25, Bộ luật lao động 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021. Cụ thể mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện:
-
Không thử việc quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
-
Không thử việc quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
-
Không thử việc quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
-
Không thử việc quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Trường hợp người lao động đã có kinh nghiệm và lành nghề, hai bên có thể trực tiếp ký hợp đồng lao động mà không cần thử việc.
Xem thêm >> Mẫu hợp đồng thử việc cho người lao động năm 2021
2. Hết thời gian thử việc mà không được ký hợp đồng lao động
Hiện nay, việc ký hợp đồng thử việc được thực hiện phổ biến ở nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Tuy nhiên, khi hết thời gian thử việc cả người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện những quy định bắt buộc về hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động có thể bị phạt theo quy định
(1) Hết thời gian thử việc không ký hợp đồng lao động doanh nghiệp làm đúng hay sai?
Có hai trường hợp xảy ra khi hết thời gian thử việc không ký hợp đồng lao động:
-
Trường hợp 1: Người thử việc không đạt yêu cầu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động và chấm dứt hợp tác làm việc.
-
Trường hợp 2: Người thử việc đạt yêu cầu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động nhưng vẫn thông báo hợp tác làm việc.
Trường hợp 2 đang là tình trạng xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 27, Bộ luật lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc đối với người sử dụng lao động như sau:
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
-
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
-
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy, theo nguyên tắc khi hết thời gian thử việc không ký hợp đồng lao động đối với người lao động thử việc đạt yêu cầu là sai. Doanh nghiệp có thể bị phạt nếu không ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 8 và Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người lao động thử việc không đạt yêu cầu, không ký hợp đồng lao động là đúng luật. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ không bị phạt và không phải chịu bất cứ bồi thường nào.
(2) Không ký hợp đồng lao động khi hết thời gian thử việc người lao động chịu nhiều thiệt thòi
Khi hết thời gian thử việc (hợp đồng thử việc đã thanh lý) người lao động không giao kết hợp đồng lao động sẽ có thể phải chịu thiệt thòi. Cụ thể như:
Người lao động có hợp đồng lao động được hưởng quyền lợi từ việc tham gia BHXH
-
Khi có tranh chấp liên quan đến các chế độ lương thưởng, giờ làm việc hoặc thời giờ nghỉ ngơi...
-
Không được hưởng các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội như: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ ốm đau, thai sản; hưu trí...
-
Không được hưởng các chế độ từ việc tham gia BHYT.
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Vì vậy việc ký hợp đồng lao động sẽ bảo vệ lợi ích cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.
Xem thêm >> Không ký hợp đồng lao động có được doanh nghiệp đóng BHXH
Qua bài viết về trường hợp hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn. Doanh nghiệp và cả người sử dụng lưu ý cần ký kết hợp đồng lao động sau thời gian thử việc để bảo vệ lợi ích của các bên, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc bị phạt.
Mọi thông tin mới nhất về các chế độ của người lao động và giải đáp các thắc mắc thường gặp sẽ được BHXH điện tử eBH cập nhật tại website: https://ebh.vn.
TIN LIÊN QUAN >> Hỏi - Đáp: Ký hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?