CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Không ký hợp đồng lao động có được doanh nghiệp đóng BHXH

Bởi ebh.vn - 10/03/2021

Ký hợp đồng lao động là cách thức đảm bảo lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy, nếu người lao động không ký hợp đồng lao động có được doanh nghiệp đóng BHXH không?

Không ký hợp đồng lao động có được doanh nghiệp đóng BHXH - ảnh 1

Không ký hợp đồng lao động người lao động mất quyền lợi được tham gia BHXH bắt buộc.

1. Không ký hợp đồng lao động được doanh nghiệp đóng BHXH không?

Tình trạng không ký hợp đồng lao động khi làm việc xảy ra ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các doanh nghiệp, đơn vị tư nhân.

1.1 Các trường hợp được doanh nghiệp đóng BHXH và mức hỗ trợ đóng

Căn cứ theo quy định của Pháp luật người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ được doanh nghiệp đóng BHXH với tỷ lệ trích đóng theo lương của người lao động.

Năm 2021, doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động với tỷ lệ trích đóng (trích trên quỹ lương đóng BHXH của người lao động) được quy định như trong bảng sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Bảng tỷ lệ trích theo lương đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được doanh nghiệp trích đóng BHXH với tỷ lệ: 14% vào quỹ hưu trí, 3% vào quỹ ốm đau thai sản và 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN.

1.2 Không ký hợp đồng lao động có được đóng BHXH không?

Mặt khác, tại Khoản 1, Điều 2, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động có hợp đồng lao động thỏa mãn điều kiện sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

Như vậy, chỉ khi người lao động có hợp đồng lao động, thỏa mãn điều kiện thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì mới được doanh nghiệp đóng BHXH. Trong trường hợp người lao động không ký hợp đồng lao động sẽ không đủ điều kiện để tham gia BHXH bắt buộc và không được hỗ trợ đóng BHXH.

2. Không tham gia BHXH bắt buộc người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khi làm việc người lao động không ký hợp đồng lao động. Điều này dẫn đến việc người lao động không được doanh nghiệp đóng BHXH và mất đi nhiều lợi ích.

2.1 Quyền lợi tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 2, Luật BHXH số 58/2014/QH13 về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện quy định rõ :

“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này”

Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Khi tham gia BHXH tự nguyện người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Không ký hợp đồng lao động có được doanh nghiệp đóng BHXH - ảnh 2

Người lao động không ký hợp đồng lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện

2.2 Mức đóng BHXH tự nguyện

Theo quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Cụ thể, mức đóng được tính như sau:

Từ ngày 01/01/2016 người tham gia BHXH tự nguyện đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mtnt = CN + m x 50000 (đồng/tháng)

Trong đó: Mtnt: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng.

m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Bên cạnh việc tham gia BHXH tự nguyện người lao động còn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng lợi ích khi đi khám, chữa bệnh. Người lao động tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Mức đóng BHYT hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

  • Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

  • Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc tham gia BHXH tự nguyện giúp người lao động có nhiều lợi ích khi về già. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích tối đa người lao động nên ký kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH bắt buộc. Khi này người lao động không chỉ được người sử dụng lao động đóng BHXH mà còn hưởng thêm các chế độ BHXH khác khi tham gia làm việc như: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN.

Trên đây là chia sẻ đến từ BHXH điện tử eBH hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho người lao động.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu