CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Năm 2024 hệ số lương giáo viên thay đổi như thế nào?

Bởi ebh.vn - 16/04/2024

Hệ số lương giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức lương của giáo viên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống và công việc. Trong năm 2024, hệ số lương giáo viên sẽ có nhiều thay đổi mới so với hiện nay, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách tiền lương cho đội ngũ nhà giáo.

Hệ số lương giáo viên các cấp học năm 2024

Hệ số lương giáo viên các cấp học năm 2024

1. Hệ số lương giáo viên năm 2024

Hệ số lương giáo viên là một tham số quan trọng trong việc tính toán mức lương của giáo viên. Hiện nay, hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Hệ số lương giáo viên được áp dụng để tính toán lương. Cụ thể, mức lương hiện tại của giáo viên được tính bằng cách nhân hệ số lương với mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu được áp dụng cho cán bộ, công chức, và viên chức. Hệ số lương giáo viên trong năm 2024 sẽ được áp dụng theo hai giai đoạn lần lượt là trước và sau ngày 01/7/2024.

Công thức tính lương giáo viên thê hệ số

Công thức tính lương giáo viên thê hệ số

1.1 Hệ số lương giáo viên trước ngày 01/7/2024

Giai đoạn 1 (từ 01/1/2024 đến 30/6/2024): Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, mức lương của giáo viên được tính theo công thức sau:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm

Trong đó, mức lương cơ sở trong giai đoạn 1 là 1,8 triệu đồng/tháng. Hệ số lương giáo viên có sự thay đổi từ bậc 1 đến bậc 10. Như vậy, bảng lương giáo viên hiện nay áp dụng như sau:

(1) Bảng lương giáo viên mầm non: Hệ số lương của giáo viên mầm non được xác định như sau:

- Giáo viên mầm non hạng 1: 4,0 đến 6,38

- Giáo viên mầm non hạng 2: 2,34 đến 4,98

- Giáo viên mầm non hạng 3: 2,10 đến 4,89

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên mầm non cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.

Do đó, tổng tiền lương của giáo viên mầm non sẽ được tính theo bảng sau:

Bảng lương giáo viên mầm non

(2) Bảng lương giáo viên tiểu học: Hệ số lương của giáo viên tiểu học được xác định như sau:

- Giáo viên tiểu học hạng 3 có hệ số lương hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98

- Giáo viên tiểu học hạng 2 có hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38

- Giáo viên tiểu học hạng 1 có hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên tiểu học cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.

Do đó, tổng tiền lương của giáo viên tiểu học sẽ được tính theo bảng sau:

Bảng lương giáo viên tiểu học

(3) Bảng lương giáo viên THCS: Hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở theo từng chức danh như sau:

- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98

- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38

- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THCS cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.

Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THCS sẽ được tính theo bảng sau:

Bảng lương giáo viên trung học cơ sở

(4) Bảng lương giáo viên THPT: Hệ số lương của giáo viên THPT theo từng chức danh như sau:

- Giáo viên THPT hạng 3: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98

- Giáo viên THPT hạng 2: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38

- Giáo viên THPT hạng 1: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THPT cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.

Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THPT sẽ được tính theo bảng sau:

Bảng lương giáo viên trung học phổ thông

Theo đó, lương giáo viên cao nhất hiện nay là 12.204.000 đồng/tháng và mức lương giáo viên thấp nhất hiện nay là 3.780.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

1.2 Hệ số lương giáo viên sau ngày 01/7/2024

Giai đoạn 2 (từ 01/7/2024 đến 31/12/2024): Từ ngày 01/07/2024, theo quy định mới, giáo viên sẽ không tính lương dựa theo công thức trên (hệ số x mức lương cơ sở) mà sẽ thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm, gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ. 

Do vậy, giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Trong đó, lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương, các khoản phụ cấp còn lại chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. 

Lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%)

Do đó, sau khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của giáo viên có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, mức lương cao nhất của giáo viên có thể vượt xa con số 12.204.000 đồng/tháng như hiện nay. 

Mức lương giáo viên sau ngày 01/7/2024 cao hơn mức lương cũ

Mức lương giáo viên sau ngày 01/7/2024 cao hơn mức lương cũ

1.2.1 Lương giáo viên làm việc lâu năm từ 01/7/2024 thay đổi có bị giảm không?

Từ 01/07/2024, theo Nghị quyết số 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tiền lương, giáo viên không còn khoản phụ cấp thâm niên nghề nghiệp nữa. 

Tuy nhiên, theo cách tính lương mới như đã đề cập ở phần 1, việc chuyển xếp lương cũ sang cách tính lương mới phải đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, và mức lương của giáo viên lâu năm chắc chắn sẽ cao hơn mức lương của giáo viên mới tuyển dụng. 

Như vậy, từ 01/07/2024, khi bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương thì lương giáo viên nhìn chung sẽ tăng nhiều hơn các ngành khác, đồng thời lương của giáo viên lâu năm vẫn sẽ cao hơn lương giáo viên mới được tuyển dụng. 

Tóm lại, hệ số lương giáo viên năm 2024 sẽ có nhiều thay đổi mới so với hiện nay. Mức lương giáo viên dự kiến sẽ tăng cao sau khi cải cách. Để cập nhật thông tin mới nhất về hệ số lương giáo viên bạn có thể xem tin tức trên các kênh thông tin chính thức của Bộ giáo dục hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Nguyệt Nga - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu