CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì giải quyết như thế nào?

Bởi ebh.vn - 22/09/2023

Người lao động làm việc tại cùng lúc nhiều đơn vị sẽ dễ gặp trình trạng có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội cùng lúc. Vậy nếu có 2 số bảo hiểm xã hội thì người lao động cần giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Cách xử lý khi người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên

Cách xử lý khi người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên

1. Làm sao biết mình có 2 sổ bảo hiểm xã hội?

Để kiểm tra mình có bao nhiêu sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) bạn có thể thực hiện tra cứu mã số BHXH cũng chính là số sổ BHXH của mình. Dưới đây là một số cách để bạn có thể tra cứu:

Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.

1) Bạn truy cập vào trang web của BHXH Việt Nam [baohiemxahoi.gov.vn] chọn tra cứu trực tuyến sau đó chọn "tra cứu mã số BHXH"

2) Bạn điền thông tin vào các ô: Tỉnh/TP, Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, sau đó tích vào ô “Tôi không phải là người máy” rồi xem kết quả. Bạn sẽ thấy mã số BHXH (số sổ) của mình ở cột đầu tiên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi bạn đang làm việc hoặc sinh sống để yêu cầu tra cứu số sổ BHXH của mình. Bạn cần mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để đối chiếu thông tin.

Bạn có thể tham khảo thêm các cách tra cứu mã số BHXH phổ biến khác tại đường dẫn sau: https://ebh.vn/tin-tuc/tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi

1.1 Một người đóng 2 bảo hiểm xã hội được không?

Theo các quy định hiện nay, một người không được phép đóng bảo hiểm xã hội ở hai nơi cùng lúc. Nếu bạn có hai sổ bảo hiểm xã hội, bạn phải làm thủ tục gộp lại thành một sổ duy nhất theo quy định của cơ quan bảo hiểm.

2. Cách xử lý khi có 2 sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo quy định của Luật BHXH, một người lao động chỉ được cấp và bảo quản một sổ BHXH duy nhất. Nếu có từ 2 sổ BHXH trở lên, người lao động cần thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH.

Có hai trường hợp khi người lao động có 2 sổ BHXH trở lên:

1) Có 2 sổ bảo hiểm xã hội (trở lên) mà thời gian đóng bảo hiểm không trùng nhau. Trong trường hợp này, cơ quan BHXH sẽ thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH của các sổ vào một sổ mới và cấp lại cho người lao động.

Theo đó, căn cứ theo Khoản 4 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định cách xử lý trường hợp này như sau: 

"Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới."

Như vậy, khi một người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên mà thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH sẽ thu hồi tất cả các sổ BHXH hiện có và tiến hành cấp lại 01 sổ BHXH mới cho người đó.

2) Có 2 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng bảo hiểm trùng nhau. Trong trường hợp này, cơ quan BHXH sẽ hoàn trả cho người lao động số tiền đã đóng thừa vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ BHTN, không bao gồm tiền lãi.

Theo đó, căn cứ theo Điểm e, Khoản 3.1, Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định cách xử lý cho trường hợp này như sau:

“Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi”

Người lao động sẽ được giữ lại một sổ BHXH theo các tiêu chí ưu tiên như sau:

  • Sổ có thời gian tham gia BHXH lâu hơn.

  • Sổ có mức lương đóng BHXH cao hơn.

  • Sổ đang hưởng các chế độ BHXH.

Người lao động có 2 sổ BHXH cần thực hiện gộp sổ BHXH

Người lao động có 2 sổ BHXH cần thực hiện gộp sổ BHXH

3. Thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ BHXH trở lên

 Để thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH khi người lao động sở hữu cùng lúc từ 2 sổ BHXH trở lên, người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ sau và nộp cho cơ quan BHXH.

Căn cứ theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH, hồ sơ bao gồm:

1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH theo mẫu TK1-TS, yêu cầu ghi rõ là "Xin gộp sổ bảo hiểm xã hội'"

2) Tất cả các sổ BHXH mà người lao động đã được cấp.

Người lao động cần mang theo CMND/CCCD để đối chiếu thông tin.

Hồ sơ sau đó được nộp lại cho người sử dụng lao động tổng và lập Bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS của BHXH Việt Nam.

Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ của người lao động kèm bảng kê thông tin cho cơ quan BHXH quản lý để được giải quyết thủ tục.

3.1 Thời gian gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu?

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định thời gian gộp sổ BHXH không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trong trường hợp nếu phải xác minh quá trình đóng BHXH của người lao động ở các tỉnh khác nhau hay nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về việc người lao động có 2 số bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào? Hy vọng câu trả lời trên sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì khác vui lòng liên hệ EBH, EBH luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Tài Phạm - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu