CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Danh mục bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH năm 2024

Bởi ebh.vn - 28/02/2024

Nhiều người lao động bị mắc bệnh và phải điều trị dài ngày có thắc mắc trường hợp của mình được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như thế nào. Để trả lời cho thắc mắc trên, EBH sẽ cập nhật danh mục bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH theo những quy định mới nhất tại bài viết này.

Có 332 loại bệnh được liệt kê trong danh mục bệnh dài ngày

Có 332 loại bệnh được liệt kê trong danh mục bệnh dài ngày

1. Danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH năm 2024

Danh mục bệnh dài ngày là một danh sách các bệnh cần chữa trị dài ngày mà người lao động có thể được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Danh sách bệnh dài ngày năm 2024 được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT và gồm 332 bệnh thuộc các chuyên khoa khác nhau, có mã bệnh theo ICD 10.

Dưới đây là danh sách cụ thể được phân loại theo 17 nhóm bệnh.

1) Nhóm bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng:

  • Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan).

  • Tiêu chảy kéo dài.

  • Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng.

  • Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi).

  • Bệnh Withmore.

  • Bệnh nhiễm Brucella.

  • Uốn ván nặng và di chứng.

  • Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng.

  • Di chứng do lao xương và khớp.

  • Viêm gan virus B mạn tính.

  • Viêm gan virus C mạn tính.

  • Viêm gan virus D mạn tính.

  • Viêm gan E mãn tính.

  • Bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS.

  • Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

  • Viêm màng não do nấm (candida, cryptococcus).

  • Bệnh phổi do nấm.

  • Nhiễm nấm Cryptococcus.

  • Nhiễm nấm penicillium marneffei.

  • Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể não.

  • Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể nặng và biến chứng.

  • Nhiễm xoắn trùng sán lợn ở não.

  • Nhiễm giun xoắn.

  • Nhiễm sán lá gan nhỏ.

  • Nhiễm sán lá gan lớn.

  • Nhiễm ký sinh trùng (Toxocara, Cysticerose, Stronglyloides,…).

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc.

  • Viêm màng não do Streptococcus suis.

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

  • Viêm xoang.

  • Viêm gan do rượu.

  • Viêm khớp do lao.

  • Lao cột sống.

  • Viêm đường tiết niệu tái phát.

2) Nhóm bệnh bướu tân sinh (Neoplasm):

  • Bệnh ung thư các loại.

  • U xương lành tính có tiêu hủy xương.

  • U tuyến thượng thận.

  • U không tiên lượng được tiến triển và tính chất.

3) Nhóm bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch:

  • Bệnh Thalassemia.

  • Bệnh hồng cầu hình liềm.

  • Các thiếu máu tan máu di truyền.

  • Thiếu máu tan máu mắc phải.

  • Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (Hội chứng Marchiafava).

  • Suy tủy xương một dòng hồng cầu mắc phải.

  • Các thể suy tủy xương khác.

  • Thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A).

  • Thiếu yếu tố IX di truyền (Hemophilia B).

  • Bệnh Von Willebrand.

  • Thiếu các yếu tố XI di truyền.

  • Thiếu các yếu tố đông máu khác do di truyền.

  • Các rối loạn đông máu đặc biệt khác.

  • Bất thường chất lượng tiểu cầu.

  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

  • Tăng tiểu cầu tiên phát.

  • Hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng.

  • Bệnh Sarcoidosis.

  • Tăng Gammaglobulin máu không đặc hiệu.

4) Nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa:

  • Suy tuyến giáp.

  • Nhiễm độc giáp.

  • Viêm tuyến giáp mạn tính.

  • Bệnh suy tuyến cận giáp.

  • Đái tháo đường.

  • Hạ đường huyết nghi do cường Insulin.

  • Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp.

  • Cường tuyến yên.

  • Bệnh đái tháo nhạt.

  • Hội chứng Cushing.

  • Tăng Aldosteron.

  • Bệnh Bartter.

  • Các rối loạn của tuyến thượng thận.

  • Rối loạn chức năng đa tuyến.

  • Bệnh Wilson.

  • Chuyển hóa + Giảm Kali máu.

  • Suy giáp sau điều trị.

  • Đái tháo đường thai kỳ (nguy cơ dọa xảy thai, thai lưu nhiều lần).

5) Nhóm bệnh tâm thần:

  • Mất trí trong bệnh Alzheimer.

  • Mất trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác.

  • Mất trí tuệ không biệt định.

  • Hội chứng quên thực tổn không do rượu và chất tác động tâm thần khác.

  • Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể.

  • Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn chức năng não.

  • Các rối loạn tâm thần và hành vi do rượu.

  • Tâm thần phân liệt.

  • Rối loạn loại phân liệt.

  • Rối loạn hoang tưởng dai dẳng.

  • Rối loạn phân liệt cảm xúc.

  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

  • Giai đoạn trầm cảm.

  • Rối loạn trầm cảm tái diễn.

  • Các trạng thái rối loạn khí sắc.

  • Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

  • Các rối loạn lo âu khác.

  • Rối loạn ám ảnh nghi thức.

  • Rối loạn stress sau sang chấn.

  • Các rối loạn sự thích ứng.

  • Các rối loạn dạng cơ thể.

  • Các rối loạn nhân cách đặc hiệu.

  • Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các rối loạn nhân cách khác.

  • Các biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho một tổn thương não hoặc một bệnh não.

  • Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở người thành niên.

  • Chậm phát triển tâm thần.

  • Các rối loạn về phát triển tâm lý.

  • Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

6) Nhóm bệnh hệ thần kinh:

  • Sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu.

  • Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (bệnh teo hệ thống ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh trung ương trong bệnh phân loại nơi khác).

  • Bệnh Parkinson.

  • Hội chứng Parkinson thứ phát.

  • Loạn trương lực cơ (Dystonia).

  • Bệnh Alzheimer.

  • Xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis).

  • Viêm tủy hoại tử bán cấp.

  • Động kinh.

  • Bệnh nhược cơ.

  • Viêm não viêm tủy và viêm não tủy.

  • Di chứng của bệnh viêm hệ thần kinh trung ương.

  • Teo cơ do tủy sống và hội chứng liên quan (Bao gồm G11.2 – Bệnh nơ ron vận động).

  • Viêm tủy thị thần kinh.

  • Viêm tủy cắt ngang.

  • Đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh số V).

  • Co thắt giật cơ, múa giật.

  • Đau dây thần kinh sau zona.

  • Các tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.

  • Hội chứng Guillain-Barré (Hội chứng viêm đa rễ đa dây thần kinh).

  • Bệnh nhiều dây thần kinh do viêm (mãn tính).

  • Bệnh cơ tiên phát.

  • Bệnh cơ khác.

  • Bại não trẻ em.

  • Liệt 2 chân hoặc liệt tứ chi.

  • Bệnh khác của tủy sống.

  • Xuất huyết não.

  • Nhồi máu não.

  • Đột quỵ không rõ nhồi máu não hay xuất huyết não.

  • Di chứng bệnh mạch máu não.

  • Não úng thủy.

  • Neuroblastomas.

  • Hội chứng Down.

  • Hội chứng Edward và hội chứng Pateau.

7) Nhóm bệnh mắt và phần phụ của mắt:

  • Hội chứng khô mắt.

  • Viêm loét giác mạc.

  • Viêm màng bồ đào trước.

  • Bệnh co mi mắt.

  • Hội chứng Harada.

  • Viêm màng bồ đào (sau, toàn bộ).

  • Bệnh dịch kính võng mạch tăng sinh.

  • Tắc mạch máu trung tâm võng mạc.

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường.

  • Bệnh viêm võng mạc do CMV.

  • Viêm mạch máu võng mạc.

  • Bệnh lý võng mạc trẻ sinh non.

  • Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

  • Bệnh lý võng mạc do xơ vữa động mạch.

  • Bệnh Glôcôm.

  • Nhãn viêm giao cảm.

  • Viêm gai thị

  • Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

  • Bệnh lí bề mặt nhãn cầu do hội chứng Stve Jonhson, hội chứng Lyell.

  • Đã ghép giác mạc.

8) Nhóm bệnh lý tai mũi họng:

  • Khối u dây VII.

  • Khối u dây VIII.

  • Sarcoidosis tai.

  • Papilome thanh quản.

  • Viêm tai giữa mạn tính.

  • Viêm tai xương chũm có biến chứng.

  • Cholesteatoma đỉnh xương đá.

  • Bệnh Meniere.

  • Điếc nghề nghiệp.

  • Điếc tiến triển.

  • Các dị tật ở tai gây ảnh hưởng tới thính lực.

  • Điếc tiếp nhận sau chấn thương xương thái dương.

  • Viêm họng mạn tính.

  • Viêm mũi xoang mạn tính.

  • Thoát vị não, màng não vào tai - xương chum.

  • Sẹo hẹp khí quản.

  • Hội chứng Tumer.

  • Chấn thương thanh khí quản.

9) Nhóm bệnh hệ tuần hoàn:

  • Hội chứng mạch vành cấp.

  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn.

  • Tắc mạch phổi.

  • Các bệnh tim do phổi khác.

  • Viêm màng ngoài tim cấp.

  • Viêm co thắt màng ngoài tim mạn.

  • Viêm cơ tim.

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

  • Suy tim độ 3-4 do các nguyên nhân khác nhau.

  • Phình động mạch, lóc tách động mạch.

  • Viêm tắc động mạch.

  • Viêm tắc tĩnh mạch.

  • Biến chứng sau phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch.

  • Tăng huyết áp có biến chứng.

  • Bệnh cơ tim: Cơ tim giãn; Cơ tim hạn chế; Cơ tim phì đại; Bệnh cơ tim khác.

  • Tăng huyết áp có biến chứng khác (Bệnh não do tăng huyết áp, TBMMN thoáng qua) Có tổn thương cơ quan đích.

  • Bệnh tim bẩm sinh có biến chứng.

  • Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát (Các bệnh tim do phổi khác).

  • Bệnh van tim có biến chứng (Rối loạn nhịp tim, tắc mạch, nhiễm trùng, khác).

  • Rung nhĩ mãn tính có biến chứng.

  • Rối loạn nhịp tim có biến chứng (Hội chứng nút xoang bệnh, block nhĩ thất cấp II, III hay cao độ).

  • Thông động tĩnh mạch phổi.

  • Bất thường động mạch phổi bẩm sinh.

10) Nhóm bệnh hệ hô hấp:

  • Viêm thanh quản mạn.

  • Políp của dây thanh âm và thanh quản.

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

  • Hen phế quản.

  • Giãn phế quản.

  • Bệnh bụi phổi than.

  • Bệnh bụi phổi amian.

  • Bệnh bụi phổi silic.

  • Bệnh bụi phổi do bụi vô cơ khác.

  • Bệnh bụi phổi do bụi không xác định.

  • Các bệnh phổi mô kẽ khác.

  • Áp xe phổi và trung thất.

  • Mủ màng phổi mạn tính.

  • Suy hô hấp mạn (Dị dạng lồng ngực).

  • Kén khí phổi.

  • Cystic Fibrosis (xơ nang phổi).

  • Tăng áp động mạch phổi vô căn.

11) Nhóm bệnh hệ tiêu hóa:

  • Viêm gan mạn tính tiến triển.

  • Xơ gan hóa và xơ gan.

  • Viêm gan tự miễn.

  • Viêm đường mật mạn.

  • Viêm tụy mạn.

  • Bệnh Crohn.

  • Xơ gan ứ mật nguyên phát.

  • Viêm loét đại trực tràng chảy máu.

  • Wilson.

  • Viêm tụy tự miễn.

12) Nhóm bệnh da và mô dưới da:

  • Pemphigus.

  • Bọng nước dạng Pemphigus.

  • Bệnh Duhring Brocq.

  • Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh.

  • Viêm da cơ địa.

  • Viêm da tróc vảy/ Đỏ da toàn thân.

  • Vảy nến.

  • Vảy phấn đỏ nang long.

  • Hồng ban nút.

  • Viêm da mủ hoại thư.

  • Loét mạn tính da.

  • Bệnh Á vẩy nến:.

  • Á vẩy nến Pleva.

  • Á vẩy nến Plc.

  • Á vẩy nến màng nhỏ.

  • Á vẩy nến màng lớn.

  • Á vẩy nến dạng lưới.

  • Á vẩy nến dạng khác.

  • Mày đay mạn tính.

13) Nhóm bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết:

  • Lupus ban đỏ hệ thống

  • Viêm khớp phản ứng

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Viêm khớp vảy nến và viêm khớp trong bệnh lý ruột

  • Bệnh Gút

  • Các bệnh khớp do vi tinh thể

  • Thoái hoá khớp háng

  • Thoái hoá khớp gối

  • Viêm quanh nút động mạch và các bệnh lý liên quan

  • Bệnh lý mạch hoại tử khác

  • Viêm đa cơ và viêm da cơ

  • Xơ cứng bì toàn thể

  • Hội chứng khô (Sjogren’s syndrome)

  • Trượt đốt sống

  • Viêm cột sống dính khớp

  • Thoái hóa cột sống

  • Bệnh đĩa đệm cột sống cổ

  • Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

  • Loãng xương có gãy xương bệnh lý

  • Gãy xương không liền (khớp giả)

  • Gãy xương bệnh lý

  • Loạn sản xơ xương

  • Cốt tuỷ viêm (viêm xương- tủy xương)

  • Hoại tử xương vô khuẩn tự phát

  • Hội chứng đau vùng phức hợp (Loạn dưỡng giao cảm phản xạ)

  • Gãy xương trong bệnh khối U

  • Các biến dạng mắc phải của hệ cơ xương khớp và mô liên kết

  • Viêm khớp mủ

  • Bệnh lý khớp phản ứng và sau nhiễm trùng ở những bệnh đã được phân loại khác tiến triển thành mãn tính

  • Viêm khớp dạng thấp RF (-)

  • Bệnh Still người lớn

  • Viêm khớp thiếu niên

  • Viêm khớp thiếu niên ở những bệnh đã được phân loại khác

  • Viêm khớp khác

  • Thoái hóa nhiều khớp

  • Thoái hóa khớp bàn ngón tay

  • Thoái hóa khớp khác

  • Bệnh khớp đặc hiệu khác

  • Bệnh lý khác của tổ chức liên kết

  • Bệnh của tổ chức liên kết trong các bệnh lý khác

  • Bệnh lý cột sống ở những bệnh đã được phân loại khác

  • Bệnh lý đĩa đệm khác

  • Bệnh lý cột sống không được phân loại khác

  • Đau cột sống

  • Viêm cơ

  • Canxi và cốt hóa của cơ

  • Viêm màng hoạt dịch và viêm gân

  • Bệnh lý khớp vai

  • Viêm tổ chức mỡ dưới da không đặc hiệu

  • Đau xơ cơ

  • Loãng xương không gãy xương bệnh lý

  • Loãng xương trong các bệnh lý khác

  • Nhuyễn xương người lớn

  • Bệnh Paget

14) Nhóm bệnh hệ sinh dục - Tiết niệu:

  • Viêm thận lupus

  • Tiểu máu dai dẳng và tái phát

  • Hội chứng viêm thận mạn

  • Hội chứng thận hư

  • Các bệnh cầu thận mạn do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát

  • Viêm ống kẽ thận mạn tính

  • Suy thận mạn

  • Viêm bàng quang mạn tính

  • Tiểu không tự chủ

  • Rò bàng quang - sinh dục nữ

  • Dị tật lỗ tiểu thấp

15) Nhóm thai nghén, sinh đẻ và hậu sản:

  • Chửa trứng

  • Biến chứng sau sảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung

  • Tiền sản giật thể trung bình

  • Tiền sản giật thể nặng

  • Rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ

  • (có thể áp mã O41.2 là mã của bệnh ối vỡ sớm)

  • Rau cài răng lược

  • Rau tiền đạo trung tâm

  • (Mã chung của rau tiền đạo là O044, không có mã riêng của rau tiền đạo trung tâm nên có thể áp mã O44)

16) Nhóm vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài:

  • Chấn thương tủy sống có di chứng hoặc biến chứng.

  • Chấn thương cột sống có di chứng hoặc biến chứng.

  • Chấn thương sọ não có di chứng hoặc biến chứng.

  • Tổn thương nội sọ có di chứng hoặc biến chứng.

  • Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.

  • Tổn thương dây chằng chéo gối sau phẫu thuật.

  • Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị.

  • Di chứng do vết thương chiến tranh.

  • Bỏng đường hô hấp.

  • Bỏng nhiều vùng cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 30-39% bề mặt cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 40-49% bề mặt cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 50-59% bề mặt cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 60-69% bề mặt cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 70-79% bề mặt cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 80-89% bề mặt cơ thể.

  • Bỏng tổn thương 90% hoặc hơn, bề mặt cơ thể.

  • Di chứng bỏng.

17) Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế:

  • Ghép giác mạc

  • Các lỗ mở của đường tiêu hóa.

  • Các lỗ mở của đường tiết niệu.

  • Thay khớp háng.

  • Thay khớp gối.

  • Ghép tạng và điều trị sau ghép tạng.

Người mắc bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH

Người mắc bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH

2. Người mắc bệnh dài ngày được hưởng chế độ gì?

Người mắc bệnh dài ngày và đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Dưới đây là chi tiết về điều kiện, thời gian nghỉ, và mức hưởng của chế độ này:

1) Điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày là người đang đóng BHXH bắt buộc thuộc các trường hợp sau:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Công nhân quốc phòng, công an; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

- Mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định.

2) Thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày được quy định tại Khoản 2, Điều 46, Luật Bảo hiểm xã hội 2014,

- Thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày/năm (tính cả nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần).

- Nếu hết 180 ngày mà vẫn phải tiếp tục điều trị, người lao động sẽ được nghỉ thêm với mức hưởng thấp hơn trong thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Người lao động A mắc bệnh thoái hóa cột sống cần điều trị dài hạn, người này đã tham gia BHXH được 7 năm thì sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày/5 và tối đa 7 năm nếu quá 180 ngày với mức hưởng thấp hơn.

3) Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính theo công thức sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x (75% hoặc 65% hoặc 55% hoặc 50%) x Số tháng nghỉ

Tỷ lệ phần trăm tùy thuộc vào thời gian người hưởng đã đóng BHXH với các mức hưởng như sau:

  • 75% tiền lương đóng BHXH nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

  • 80% tiền lương đóng BHXH nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

  • 85% tiền lương đóng BHXH nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

  • 60% tiền lương đóng BHXH nếu nghỉ ốm đau dài ngày sau khi hết 180 ngày đầu tiên.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ của tháng đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.

Trên đây là nội dung tổng hợp danh mục bệnh dài ngày gồm 332 bệnh từ Bộ Y tế và các thông tin mức hưởng BHXH dành cho người lao động. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình đăng ký thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày BHXH của mình.

Mạnh Hùng - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu