CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Mức đóng bảo hiểm xã hội của hộ kinh doanh năm 2023

Bởi ebh.vn - 29/05/2023

Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh địa phương có quy mô nhỏ và ít nhân sự. Việc đóng bảo hiểm xã hội với mô hình này có phải là điều bắt buộc? Và mức đóng bảo hiểm xã hội của hộ kinh doanh là bao nhiêu? Những câu hỏi trên sẽ được eBH giải đáp trong bài viết dưới đây.

Quy định về mức đóng BHXH đối với hộ kinh doanh như thế nào?

Quy định về mức đóng BHXH đối với hộ kinh doanh như thế nào?

1. Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Để nắm được mức đóng bảo hiểm của hộ kinh doanh, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin về mô hình này, cũng như các quy định pháp luật liên quan đến hộ kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh là gì?

Theo pháp luật của Việt Nam quy định về Hộ kinh doanh tại Khoản 1, Điều 79 thuộc Nghị định 01/2021/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau: 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Như vậy, hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định và có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động, đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 10 người lao động, nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất hoặc thêm chi nhánh mới thì cần phải đăng ký trở thành doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng so sánh giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp theo một số tiêu chí chung.

Tiêu chí

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp

Pháp lý

  • Thủ tục đăng ký đơn giản

  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, hóa đơn đỏ.

  • Một người đại diện pháp luật (chủ hộ kinh doanh)

  • Thủ tục đăng ký phức tạp

  • Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân). Có con dấu và hóa đơn đỏ.

  • Có thể có nhiều người đại diện pháp luật

Lĩnh vực, quy mô

  • Dưới 10 lao động

  • Không được mở thêm chi nhánh

  • Không giới hạn nhân lực, ngành nghề

  • Được mở rộng chi nhánh, quy mô

Đóng thuế

Thuế khoán cố định và phí môn bài tùy theo doanh thu năm.

Nhiều loại thuế, phí phức tạp và cao hơn hộ kinh doanh

Nguồn vốn

  • Không ràng buộc về vốn

  • Khả năng huy động vốn kém

  • Phải chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản.

  • Vốn được quy định từ khi thành lập.

  • Khả năng huy động vốn cao

  • Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp (trừ doanh nghiệp tư nhân).

So sánh mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp điển hình

Qua bảng so sánh trên, ta có thể thấy mô hình hộ kinh doanh phù hợp với các đơn vị địa phương, quy mô nhỏ và hoạt động đơn giản với nguồn vốn linh hoạt. Mặc dù vậy, đây vẫn là đơn vị có sử dụng lao động, vì thế việc đóng bảo hiểm xã hội của hộ kinh doanh (đơn vị sử dụng lao động) cho người lao động là điều bắt buộc.

Hộ kinh doanh đóng BHXH cho ai và mức đóng như thế nào?

Hộ kinh doanh đóng BHXH cho ai và mức đóng như thế nào?

2. Hộ kinh doanh có cần đóng BHXH bắt buộc không?

Quy định về đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc theo Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (áp dụng từ ngày 01/01/2018).

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu...

Đồng thời, theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là người sử dụng lao đồng gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”

Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp người lao động làm việc cho hộ kinh doanh theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, chủ hộ kinh doanh cá thể phải đăng ký tham gia, đóng BHXH bắt buộc cho người lao động đó theo đúng quy định.

Về cá nhân chủ hộ kinh doanh chưa có quy định phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người này có thể lựa chọn hình thức BHXH tự nguyện nếu có nhu cầu.

3. Mức đóng bảo hiểm xã hội của hộ kinh doanh

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Việc làm năm 2013 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hộ kinh doanh có trách nhiệm đóng cho người lao động các khoản tiền sau hàng tháng:

  • Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc: bao gồm quỹ hưu trí tử tuất và quỹ ốm đau - thai sản.

  • Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

  • Quỹ bảo hiểm y tế.

  • Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Hộ kinh doanh sẽ đóng tổng cộng với tỷ lệ 21,5% từ quỹ lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm vào từng quỹ theo quy định như bảng dưới đây:

Bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tổng

Quỹ hưu trí và tử tuất

Quỹ ốm đau và thai sản

14%

3%

1%

3%

0,5%

21,5%

Tỷ lệ mức đóng quỹ bảo hiểm cho người lao động của hộ kinh doanh.

3.1 Mức phạt khi hộ kinh doanh không đóng BHXH cho người lao động

Hộ kinh doanh là đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ lẻ tại địa phương, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định luật pháp về lao động.

Nếu hộ kinh doanh sử dụng lao động ký hợp đồng mà không kê khai thông tin và không đóng đủ quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, hộ kinh doanh đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức như sau:

1) Không đóng bảo hiểm cho 01 hoặc một số nhân viên: Hộ kinh doanh bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng, tối đa không quá 75.000.000 triệu đồng (Điểm c, Khoản 5, Điều 39, Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

2) Không đóng bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên: Hộ kinh doanh bị phạt từ 18% đến 20% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng, tối đa không quá 75.000.000 đồng (Khoản 6, Điều 39, Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Hướng dẫn đăng ký đóng BHXH cho hộ kinh doanh

Hướng dẫn đăng ký đóng BHXH cho hộ kinh doanh

4. Hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng lao động. Hộ kinh doanh cần tổng hợp và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện tại nơi đăng ký cơ sở.

Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), gồm các giấy tờ sau:

1) Tờ khai đơn vị tham gia điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH).

2) Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH).

4) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH).

5) Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH).

6) Nếu người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: cần bổ sung giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có) (theo Phụ lục 03 theo Quyết định 595/QĐ-BHXH).

7) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nếu có hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài, hợp đồng được gia hạn hoặc ký mới tại nước tiếp nhận lao động, cần đính kèm văn bản chứng minh điều này (theo Điểm 1.7, Khoản 1, Điều 4, Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện của hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH địa phương (cấp quận, huyện). Cơ quan BHXH sẽ xử lý và cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT không quá 05 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể sẽ hữu ích cho đơn vị và chủ thể hộ kinh doanh trong quá trình thực hiện BHXH cho người lao động.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu