CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Xét nghiệm HIV có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Bởi ebh.vn - 07/12/2023

Xét nghiệm HIV là phương pháp khoa học duy nhất để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hay không. Chi phí xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền, có được hưởng bảo hiểm y tế không? là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, chi phí xét nghiệm HIV có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

HIV là tên một loại virus gây ra suy giảm miễn dịch trên người

HIV là tên một loại virus gây ra suy giảm miễn dịch trên người

1. Xét nghiệm HIV là gì?

Theo wikipedia HIV là tên của một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người với tên gọi đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus. Nếu không được điều trị kịp thời, HIV sẽ lây nhiễm và làm chết các tế bào, khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư, người bệnh có thể tử vong trong thời gian ngắn.

Trong giai đoạn đầu khi mới mắc bệnh, cơ thể người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Điều này khiến người bệnh chủ quan. Đến khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng như xuất hiện phát ban, mẩn ngứa, sốt cao, sụt cân nhanh, thường xuyên mệt mỏi thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Do đó, khi nghi ngờ mắc bệnh, cần tiến hành ngay biện pháp xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế uy tín.

Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các phương pháp kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người, bao gồm: Xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.

1.1 Xét nghiệm HIV có được bảo hiểm y tế chi trả không?

Xét nghiệm HIV có được bảo hiểm y tế chi trả trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả những khoản sau:

1) Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả);

2) Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;

3) Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;

4) Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

5) Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;

6) Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);

7) Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.

Mức chi trả chi phí điều trị, xét nghiệm HIV bằng BHYT hiện tại dao động từ 80% đến 100%, tùy từng đối tượng. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định cụ thể về quyền lợi của người tham gia BHYT.

4 con đường lây nhiễm HIV

4 con đường lây nhiễm HIV

1.2 Virus HIV lây nhiễm qua con đường nào?

Virus HIV có thể lây qua nhiều con đường là các chất dịch của cơ thể như: Máu, tinh dịch, dịch âm đạo và trực tràng hoặc sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ bị nhiễm virus HIV khi có một hoặc nhiều chất dịch trên người bệnh xâm nhập vào máu của bạn thông qua các vết xước trên da, hoặc lớp lót trong miệng, hậu môn, dương vật, âm đạo.

Do đó, mọi người thường bị nhiễm HIV do một số nguyên nhân sau:

1) Phát sinh quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn với người bị nhiễm HIV.

2) Sử dụng chung bơm, kim tiêm và các dụng cụ tiêm thuốc khác. 

3) Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền virus sang cho con trước hoặc trong khi đứa trẻ sinh ra, hoặc trong giai đoạn cho con bú.

4) Sử dụng máu của người nhiễm bệnh (truyền máu). 

Dưới đây là một số lưu ý về con đường lây nhiễm của virus HIV: 

- Virus HIV không thể lây qua các con đường: tiếp xúc da kề da, ôm hôn, qua tiếp xúc không khí hoặc nước, chia sẻ đồ ăn thức uống, nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi (trừ trường hợp lẫn máu của người bị nhiễm HIV); dùng chung nhà vệ sinh, khăn tắm, chăn ga gối; muỗi và một số loại côn trùng khác. 

- Người bệnh đang được điều trị và có số lượng virus HIV không thể phát hiện được thì hầu như không thể lây nhiễm virus HIV cho người khác. 

- Cả nam và nữ đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Một người trong trạng thái bình thường khi bị nhiễm HIV vẫn có khả năng truyền virus sang cho người khác. 

- Nhân viên y tế là những người dễ bị phơi nhiễm HIV nhất.

1.2.1 Xét nghiệm máu có phát hiện được HIV không?

Xét nghiệm máu thông thường không thể phát hiện được sự tồn tại của HIV trong cơ thể. Chỉ khi thực hiện các xét nghiệm chuyên môn như tìm kháng nguyên, kháng thể HIV vào thời điểm thích hợp thì mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh HIV. Có nhiều loại xét nghiệm máu HIV khác nhau, mỗi loại sẽ có độ chính xác và thời gian phát hiện khác nhau.

Chi phí xét nghiệm HIV

Chi phí xét nghiệm HIV

2. Xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền?

Hiện nay, không có quy định cụ thể xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền. Tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm sẽ có sự khác biệt về giá cả. Trên thị trường có 02 phương pháp xét nghiệm HIV là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định. Tương ứng với chi phí cho mỗi phương pháp là khác nhau. Cụ thể:

1) Phương pháp sàng lọc xét nghiệm HIVXét nghiệm sàng lọc HIV (xét nghiệm ban đầu) nhằm phát hiện mẫu bệnh phẩm có nghi ngờ nhiễm HIV hay không. Đây là phương pháp test nhanh, có thể sử dụng sàng lọc hàng loạt trong cộng đồng với độ chính xác khá cao. Mức giá cho xét nghiệm sàng lọc HIV dao động từ khoảng 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

2) Phương pháp xét nghiệm khẳng địnhPhương pháp xét nghiệm này giúp xác thực lại mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với virus HIV hay không. Các thiết bị và sinh phẩm sử dụng cho loại xét nghiệm này cần có độ đặc hiệu cao, và không phải cơ sở y tế nào cũng được cấp phép xét nghiệm. Do đó, phương pháp này có giá thành cao hơn, dao động khoảng từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng. Đặc biệt, giá của phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR có thể lên đến 2.500.000 đồng/lần xét nghiệm.

2.1 Thời điểm nào xét nghiệm HIV cho ra kết quả chính xác nhất?

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm HIV được chính xác nhất, nên thực hiện xét nghiệm HIV vào những thời điểm sau:

- Xét nghiệm lần đầu tiên sau khi phơi nhiễm HIV được 03 tháng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xét nghiệm sớm hơn trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. 

- Xét nghiệm lần thứ hai: Sau khi có kết quả xét nghiệm HIV lần đầu tiên khoảng 03 tháng.

- Với trẻ em được sinh ra từ mẹ bị nhiễm virus HIV: Nên thực hiện xét nghiệm cho trẻ sau 18 tháng để đảm bảo kết quả chính xác nhất. 

Tóm lại, thông thường sau khoảng 02 - 03 tháng, người bị phơi nhiễm với virus HIV có thể xét nghiệm để khẳng định mình có bị nhiễm virus HIV hay không. Không nên xét nghiệm quá sớm sẽ khó phát hiện được mầm bệnh. 

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền? Việc xét nghiệm HIV là vô cùng quan trọng giúp phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm HIV để có những biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, kịp thời. Đặc biệt, hạn chế tình trạng lây nhiễm virus HIV cho những người xung quanh. Do đó, mọi người nên chủ động xét nghiệm virus HIV định kỳ, nhất là những người có nguy cơ nhiễm virus cao.

Nguyệt Nga - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu