CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Bảo hiểm y tế bộ quốc phòng là gì? Mức đóng và quyền lợi hưởng

Bởi ebh.vn - 03/07/2023

Bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng là loại BHYT dành cho nhóm đối tượng đặc biệt, có phục vụ quân ngũ hoặc người thân quân nhân. Chế độ bảo hiểm y tế này có điểm gì khác biệt so với BHYT toàn dân, các chính sách và mức hưởng khi khám chữa bệnh là bao nhiêu? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Tổng quan về bảo hiểm y tế bộ quốc phòng

Tổng quan về bảo hiểm y tế bộ quốc phòng

1. Bảo hiểm y tế Bộ Quốc Phòng là gì?

Theo Thông tư 143/2020/TT-BQP, Bảo hiểm y tế bộ quốc phòng là hình thức bảo hiểm y tế đặc thù dành cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng.

Các đối tượng này được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế và Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

2. Đối tượng hưởng chế độ Bảo hiểm Y tế Bộ Quốc Phòng

Đối tượng tham gia BHYT do Bộ Quốc phòng quản lý được quy định cụ thể tại Chương I, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và điều 1 thông tư 143/2020/TT-BQP. Theo đó Bộ Quốc phòng cấp và quản lý Bảo hiểm y tế cho 2 nhóm đối tượng chính là: Quân nhân, và những đối tượng khác có liên quan. Cụ thể:

2.1 Đối tượng là quân nhân (QN)

Với quân nhân được cấp thẻ BHYT dành cho quân nhân, đối tượng này bao gồm:

 - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.

- Người làm công tác cơ yếu (CTCY) hưởng lương như đối với quân nhân (QN) công tác tại Ban Cơ yếu chính phủ;

- Người làm CTCY hưởng lương như đối với QN đang công tác tại các Bộ, ngành, địa phương có sử dụng cơ yếu.

- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ chính sách như đối với học viên Quân đội.

2.2 Đối tượng có liên quan khác

(1) Nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng

- Công nhân và viên chức quốc phòng (CN&VCQP).

- Người làm việc có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc thời hạn từ 3 tháng trở lên.

- Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu nhận lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức nhà nước.

- Trí thức trẻ tình nguyện (Theo Quyết định số 174/QĐ-TTg).

(2) Nhóm đối tượng do BHXH đóng

- Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật về BHXH.

- Người lao động đang nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị lâu dài.

(3) Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng 

- Học viên đào tạo cán bộ quân sự BCH quân sự cấp xã hệ tập trung (Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

- Người nước ngoài đang học tập trong các nhà trường Quân đội và được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

- Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đang trong thời gian phục vụ và thân nhân của người làm công tác cơ yếu, học viên cơ yếu (gọi chung là TNQN), bao gồm:

  • Bố và mẹ.

  • Bố và mẹ của vợ hoặc chồng.

  • Người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, vợ hoặc chồng.

  • Vợ hoặc chồng.

  • Con dưới 18 tuổi hoặc con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi.

  • Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.

(4) Đối tượng do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ

- Học sinh, sinh viên hệ dân sự trong các nhà trường Quân đội thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng.

- Học sinh, sinh viên còn lại được hỗ trợ 30% mức đóng.

(5) Thân nhân của CN&VCQP (Điểm g, Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP) được hưởng BHYT như thân nhân của QN nếu không có chế độ BHYT.

3. Mức đóng bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng

Bảo hiểm y tế thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng được áp dụng cho quân nhân và các đối tượng khác liên quan. Mức đóng của 2 nhóm này được quy định tại Điều 3 và điều 4 Thông tư 143/2020/TT-BQP. Cụ thể

3.1 Mức đóng đối với đối tượng quân nhân

Theo Điều 4 và 5, Nghị định số 70/2015/NĐ-CP, quân nhân là đối tượng đặc biệt phục vụ an ninh Tổ quốc, do đó không phải đóng BHYT mà chi phí này được NSNN bảo đảm.

Mức đóng Bảo hiểm Y tế (BHYT) của quân nhân được xác định như sau:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: Đóng 4,5% tiền lương tháng theo cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp như chức vụ, thâm niên nghề và thâm niên vượt khung.

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ đang trong thời gian phục vụ, học viên cơ yếu: Đóng 4,5% mức lương cơ sở.

3.2 Mức đóng với các đối tượng khác

1 - Bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề hoặc tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động đối với:

  1. CN&VC quốc phòng.

  2. NLĐ làm việc theo hợp đồng.

  3. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

  4. Trí thức trẻ làm tình nguyện.

2 - Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với:

  1. NLĐ nghỉ việc do ốm đau dài ngày hoặc thai sản.

  2. Học viên đào tạo cán bộ quân sự BCH quân sự cấp xã.

  3. Người nước ngoài đang học tập trong các nhà trường Quân đội.

  4. TNQN, thân nhân CN&VCQP.

  5. HSSV trong các học viện nhà trường Quân đội.

3.3 Phương thức đóng BHYT BQP

Các phương thức đóng bảo hiểm y tế thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 5 Thông tư 143/2020/TT-BQP, gồm:

- Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này, Bộ Quốc phòng trực tiếp thanh toán tiền bảo hiểm y tế cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng từ ngân sách Nhà nước.

- Đối với đối tượng quy định tại khoản 13, khoản 15 Điều 3; khoản 3 Điều 4 và khoản 1, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, Bộ Quốc phòng trực tiếp thanh toán tiền bảo hiểm y tế cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng từ ngân sách Nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Hằng năm, trước ngày 31/10, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng để thực hiện việc đóng BHYT và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng này.

Phạm vi và mức hưởng chế độ BHYT thuộc quản lý của BQP

Phạm vi và mức hưởng chế độ BHYT thuộc quản lý của BQP

5. Phạm vi của BHYT Bộ Quốc phòng

Phạm vi của BHYT Bộ Quốc phòng là các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài Bộ Quốc phòng theo sự chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng. Các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng có thể đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở này và được thanh toán chi phí từ Quỹ BHYT.

Bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng có phạm vi chi trả các chi phí phục vụ việc khám chữa bệnh theo chế độ của người được hưởng. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có phạm vi hưởng khác nhau như bảng dưới đây:

 

STT

Phạm vi quyền lợi hưởng

(Quỹ BHYT chi trả các chi phí)

Đối tượng tham gia BHYT

QN

NLĐ, HSSV

TNQN

1. Trong danh mục quy định của BHYT

1

KCB tại quân y đơn vị và y tế cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học

Có (10%)

- 1%: NLĐ

- 5%: NTMG

- 5%: HSSV

Không

2

Khám bệnh ngoại trú

3

Ngày giường điều trị nội trú

4

XN, TDCN, CĐHA

5

Thủ thuật, phẫu thuật

6

Thuốc, hóa chất, dịch truyền

7

VTYT tiêu hao, VTYT thay thế

8

Máu và chế phẩm của máu

9

Khám thai định kỳ, sinh con

10

Tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT, DVKT y tế 

Không áp dụng

Có áp dụng, trừ: TE và CC

11

Chi phí vận chuyển

Không, trừ: CC, CK, CB, TE, BT, DT, DK, XD

2. Ngoài danh mục quy định của BHYT

1

Thuốc, hóa chất, VTYT được lưu hành

Không

Không

2

DVKT y tế được phê duyệt

Không

Không

Phạm vi hưởng BHYT Bộ Quốc Phòng. Nguồn: bhxhbqp.vn

6. Quyền lợi hưởng BHYT Bộ Quốc Phòng

Mức hưởng quyền lợi BHYT Bộ Quốc phòng được quy định tại Luật bảo hiểm y tế và Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng được hưởng các quyền lợi BHYT như sau:

- Được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài Bộ Quốc phòng theo sự chỉ định của cơ sở KCB thuộc Bộ Quốc phòng.

- Được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ BHYT trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến và 95% khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến.

- Được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ BHYT trong các trường hợp

  1. Cấp cứu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo với mức hưởng 100% cho cả đúng tuyến và trái tuyến.

  2. Điều trị ngoại trú hoặc nội trú với mức hưởng 100% cho cả đúng tuyến và trái tuyến.

  3. Điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa với mức hưởng 100% cho cả đúng tuyến và trái tuyến.

Dưới dây là bảng tỷ lệ hưởng bảo hiểm y tế thuộc diện quản lý của Bộ quốc phòng, Cụ thể:

STT

Điều kiện hưởng BHYT

Mức hưởng BHYT (%)

Quân nhân

NLĐ, HSSV và TNQN, TNCNVQP, TNCY

1

KCB đúng nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu, đủ thủ tục hoặc chuyển tuyến đúng quy định

100%

80%

2

KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu:

- Tại TYT xã/tương đương

 

100%

 

100%

- Có mức chi phí dưới hoặc bằng 15% mức LCS

100%

100%

3

Đăng ký KCB ban đầu tại TYT xã, PKĐK, BVĐK huyện đi KCB tại TYT xã, PKĐK, BVĐK huyện:

- Trong địa bàn tỉnh và giáp ranh

 

 

100%

 

 

100%

- Trong địa bàn toàn quốc

100%

0%

4

Được hưởng chi phí điều trị nội trú nếu thẻ BHYT có mã khu vực K1/K2/K3 khi tự đi KCB tại BV tuyến tỉnh, TW

100%

80%

5

Từ ngày 01/01/2021, mức hưởng chi phí điều trị nội trú tại BV tuyến tỉnh trên địa bàn toàn quốc

100%

80%

6

Tự đi KCB không đúng tuyến:

- Chi phí KCB ngoại trú

 

0%

 

0%

- Chi phí KCB nội trú tại BV tuyến tỉnh

60%

60%

- Chi phí KCB nội trú tại BV tuyến TW

40%

40%

Bảng tỷ lệ hưởng BHYT Bộ Quốc Phòng. Nguồn: bhxhbqp.vn

7. Thủ tục khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng

Thủ tục khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, bạn cần lưu ý những điều sau:

(1) Đối với trường hợp khám chữa bệnh:

- Khám chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu.

- Trường hợp chữa bệnh cấp cứu.

- Trường hợp khám chữa bệnh thông tuyến.

Thủ tục bao gồm việc xuất trình thẻ BHYT và một giấy tờ có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp (như Chứng minh thư, Bằng lái xe, thẻ Đảng viên, v.v...).

(2) Khi khám chữa bệnh trong các trường hợp đi công tác, đi học, nghỉ phép hoặc nghỉ chuẩn bị hưu:

- Xuất trình thẻ BHYT.

- Xuất trình giấy tờ có ảnh.

- Đối với đi công tác hoặc đi học: Giấy công tác/Quyết định cử đi học.

- Đối với nghỉ phép hoặc nghỉ chuẩn bị hưu: Giấy tiếp nhận/Giấy nghỉ phép/Quyết định nghỉ chuẩn bị hưu.

(3) Khi khám chữa bệnh của người được tuyển chọn, điều động vào Quân đội và trở thành quân nhân trong thời gian chưa được cấp thẻ BHYT:

- Xuất trình giấy tờ có ảnh.

- Xuất trình Lệnh gọi nhập ngũ/Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(4) Khi sử dụng giấy giới thiệu đi khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:

- Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh quân y và chuyển tới cơ sở khám chữa bệnh quân y khác cùng tuyến chuyên môn hoặc tuyến dưới.

- Trong khi làm nhiệm vụ đột xuất hoặc hành quân dã ngoại.

- Trong thời gian thẻ BHYT được đổi mới, cấp lại.

(5) Khi chuyển viện vượt khả năng chuyên môn:

- Xuất trình thẻ BHYT.

- Xuất trình các loại giấy tờ tùy thân chứa ảnh chân dung: CCCD, bằng lái,...

- Xuất trình giấy chuyển viện theo quyết định của Bộ Y tế.

Thủ tục cấp đổi thẻ BHYT Bộ Quốc phòng

Thủ tục cấp đổi thẻ BHYT Bộ Quốc phòng

7.1 Thủ tục cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT của Quân nhân

Do bảo hiểm y tế quân nhân được cấp và quản lý bởi Bộ Quốc phòng nên các thủ tục cấp mới, làm lại thẻ cũng cần tuân thủ các quy định và thủ tục riêng.

7.1.1 Cấp mới thẻ BHYT

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC, việc cấp mới thẻ BHYT cho Quân nhân được thực hiện như sau:

- Thời gian cấp thẻ BHYT: Cấp trước ngày hết hạn sử dụng của thẻ đã cấp trước đó. Trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, thẻ BHYT phải được chuyển đến đơn vị đề nghị cấp thẻ BHYT hoặc Quân nhân.

- Hồ sơ cấp thẻ BHYT: (1) Tờ khai của Quân nhân (theo mẫu của Bảo hiểm xã hội); (2) Danh sách Quân nhân tham gia BHYT (bản giấy) kèm bản đĩa CD (do đơn vị cấp Sư đoàn và tương đương lập).

7.1.2 Cấp lại, đổi thẻ BHYT

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC, việc cấp lại, đổi thẻ BHYT cho Quân nhân được thực hiện như sau:

- Đổi thẻ trong các trường hợp:

+ Thẻ bị rách, nát, hỏng hoặc có thay đổi thông tin về nhân thân: Thực hiện vào các ngày làm việc trong tuần.

+ Chuyển đổi chế độ phục vụ từ Hạ sĩ quan, Binh sĩ sang Sĩ quan, Quân nhân Chuyên nghiệp hoặc từ học sinh cơ yếu chuyển thành người làm Công tác cơ yếu (CTCY) hưởng lương như Sĩ quan hoặc Sĩ quan, Quân nhân Chuyên nghiệp: Thực hiện vào các ngày làm việc trong tuần.

+ Được điều động đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo: Thực hiện vào các ngày làm việc trong tuần.

+ Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu: Thực hiện vào ngày đầu của tháng đầu mỗi quý.

- Hồ sơ cấp lại, đổi thẻ:

(1) Đơn đề nghị cấp lại, đổi thẻ (do Quân nhân lập). 

(2) Văn bản đề nghị và danh sách quân nhân cần cấp lại, đổi thẻ BHYT (do đơn vị cấp Sư đoàn và tương đương lập). 

(3) Thẻ BHYT cũ (trừ trường hợp thẻ bị mất). 

Trong vòng 7 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định để cấp lại, đổi thẻ BHYT. Trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ, Quân nhân được hưởng đầy đủ quyền lợi của BHYT.

8. Tra cứu thông tin BHYT Bộ Quốc phòng

Người tham gia BHYT Bộ quốc phòng sẽ không tra cứu được thông tin thẻ BHYT do Bộ Quốc phòng cấp theo các cách tra cứu BHYT phổ biến hiện nay như tra cứu qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc ứng dụng VssID... Nguyên nhân là do dữ liệu cá nhân liên quan đến quân nhân, sĩ quan được bảo mật do Bộ Quốc Phòng quản lý và không chia sẻ đối với cơ quan BHXH nên cá nhân sẽ không tra cứu được thông tin trên.

Nếu bạn muốn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, bạn có thể liên hệ với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ của BHXH Việt Nam 1900 9068 để được hỗ trợ.

Trên đây là những chia sẻ về chế độ Bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu