CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Những lưu ý khi sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip

Bởi ebh.vn - 04/10/2022

Tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 10/8/2022 Bộ Công an cho biết, tính đến ngày 05/08/2022 đã cấp được 67.910.130 thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp cho người dân. Hiện số lượng người dân được cấp CCCD gắn chip vẫn tiếp tục tăng và bao phủ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Những lưu ý sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip

Những lưu ý sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip

Trước những kết quả đáng mừng trong việc triển khai cấp, nhận CCCD gắn chip xảy ra các vấn đề xung quanh cần lưu ý. Một trong số đó là việc sử dụng CMND/CCCD cũ khi đã có CCCD gắn chip. Tưởng chừng đây là việc làm vô hại song lại có thể gây rắc rối cho chính người dân và tiềm tàng rủi ro lớn.

1. Công dân phải nộp lại CMND cũ khi nhận thẻ CCCD gắn chip

Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân làm thủ tục chuyển từ CMND, CCCD thường sang CCCD gắn chip khi nhận thẻ CCCD gắn chip, cán bộ Công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân thường. Tuy nhiên, sau khi nhận thẻ CCCD gắn chip mới, vẫn có rất nhiều người dân muốn giữ CMND, CCCD cũ nên khai báo mất, không giao nộp hoặc nhiều trường hợp cán bộ làm thủ tục chưa thu lại thẻ CMND, CCCD cũ. 

2. Trường hợp sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip

Tình trạng giữ lại CMND/CCCD cũ dẫn đến việc một số người dân sử dụng song song cả CCCD gắn chip mới và CMND/CCCD cũ, từ đó có thể gây ra một số các vấn đề đáng lo ngại mà người dân cần đặc biệt lưu ý.

(1) Sử dụng CMND/CCCD cũ khiến thông tin không được cập nhập gây rắc rối về sau

Việc CMND/CCCD cũ vào việc chứng minh nhân thân không cần ghi lại thông tin đa số sẽ không gây tác hại hay hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng CMND/CCCD đã hết hạn để làm thủ tục hành chính như điền vào hồ sơ tại các Ngân hàng, làm hồ sơ đăng ký xe, làm hợp đồng mua bán, làm hợp đồng chuyển giao tài sản về sau sẽ gặp nhiều rắc rối do về sau các thông tin đều sẽ được đồng nhất với thẻ căn cước công dân gắn chip mới (gồm các thông tin về số định danh cá nhân mới, ngày cấp CCCD và nơi cấp CCCD mới).

Cán bộ công an triển khai làm thẻ căn cước công dân gắn chip

Cán bộ công an triển khai làm thẻ căn cước công dân gắn chip.

Xem thêmCách tra cứu căn cước công dân làm xong chưa

(2) Nhiều trường hợp phải đền bù thiệt hại do sử dụng CMND cũ giao kết hợp đồng

Trường hợp người dân dùng CMND cũ để giao kết hợp đồng mà CMND cũ này đã quá hạn sử dụng thì hợp đồng vô hiệu. Người giao kết sử dụng CMND cũ có thể phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại về tài chính cho các bên tham gia giao kết nếu hợp đồng.

(3) Xử phạt hành chính khi dùng CMND cũ hết hiệu lực khi đã có CCCD gắn chip

Theo quy định, trong thời gian chờ thẻ CCCD gắn chip người dân được phép sử dụng CMND/CCCD cũ và không bị thu hồi, nhưng khi nhận CCCD gắn chip mới buộc phải nộp lại CMND/CCCD cũ.

Do đó, trường hợp sử dụng CMND cũ hết hiệu lực sau khi làm Căn cước công dân gắn chip mới, công dân vi phạm lỗi “Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2021 người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Như vậy, mặc dù pháp luật không cấm việc sử dụng song song cả thẻ CCCD gắn chip và CMND/CCCD cũ nhưng người dân lưu ý chỉ nên dùng duy nhất Căn cước công dân gắn chip mới trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này. 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu