CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động

Bởi ebh.vn - 08/10/2020

Liên quan đến vấn đề doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động, liệu người lao động có chốt sổ bảo hiểm được hay không? Nếu được sẽ chốt sổ như thế nào? Người lao động có bị giảm lợi ích? Là hàng loạt các câu hỏi được đặt ra khiến người lao quan tâm. 

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, có chốt sổ bảo hiểm được không?

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, có chốt sổ bảo hiểm được không?

1. Khi nào người lao động được chốt sổ BHXH

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Sổ BHXH ghi lại những thông tin của người lao động về quá trình đóng và hưởng BHXH. Mỗi cá nhân khi tham gia BHXH sẽ được cấp 1 sổ BHXH duy nhất. 

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định của Pháp luật thì ngay khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc người lao động sẽ được chốt sổ BHXH. Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, người lao động vẫn được chốt sổ. Tuy nhiên, để có thể thực hiện hiện được việc chốt sổ BHXH người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan BHXH có thẩm quyền trực tiếp quản lý hồ sơ BHXH của mình thực hiện chốt sổ.

2. Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, người lao động có chốt được sổ bảo hiểm

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là tình trạng xảy ra khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Thậm chí có những doanh nghiệp nợ BHXH của người lao động sau đó tuyên bố giải thể, điều này gây khó khăn rất nhiều khi chốt sổ BHXH cho người lao động.

Theo quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bổ sung theo Điểm 1.2, Khoản 72, Điều 1 của Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 nêu rõ: 

Trường hợp doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì doanh nghiệp có trách nhiệm:

  • Đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng để cơ quan BHXH chốt sổ, kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

  • Nếu doanh nghiệp chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền doanh nghiệp còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Nếu doanh nghiệp không rơi vào tình trạng giải thể, phá sản nhưng lại cố tình không đóng đủ tiền BHXH, làm ảnh hưởng đến việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm của người lao động thì người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Người lao động cũng có thể làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở về hành vi vi phạm này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

3. Mức phạt cho doanh nghiệp nếu chậm đóng BHXH

Trên cơ sở khiếu nại bên Thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định Khoản 4, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức phạt cụ thể như sau:

Mức xử phạt khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH

Mức xử phạt khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho người lao động

  • Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Các trường hợp đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng và đóng không đủ số người cũng có mức phạt tương tự với hành vi chậm đóng BHXH. Ngoài ra doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho người lao động còn bị xử lý theo quy định như sau:

  • Buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.

  • Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Như vậy, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, người lao động vẫn có thể chốt được sổ bảo hiểm. Để được chốt người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động chốt sổ nếu sử dụng người lao động không giải quyết cần báo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này người lao động có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Mong rằng với những chia sẻ từ BHXH điện tử eBH trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu