CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Mức hỗ trợ tối đa khi khám bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?

Bởi ebh.vn - 05/12/2023

Quyền lợi của người lao động là được khám chữa bệnh nghề nghiệp định kỳ để theo dõi và đảm bảo sức khỏe duy trì công việc. Vậy khám chữa bệnh nghề nghiệp là khám những gì? Mức hỗ trợ tối đa cho người lao động theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Tất cả sẽ được EBH tổng hợp và chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây.

 

1. Khám bệnh nghề nghiệp là khám những gì?

Khám bệnh nghề nghiệp là việc sử dụng các phương pháp kiểm tra sức khỏe chuyên sâu để đánh giá nguy cơ người lao động mắc các bệnh lý đặc thù theo ngành nghề.

Nội dung khám bệnh nghề nghiệp gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng với các yếu tố có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Các yếu tố có hại có thể là bụi, chất độc, yếu tố vật lý, bệnh nhiễm khuẩn,... Tùy theo loại bệnh nghề nghiệp, nội dung khám sẽ khác nhau.

Quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nội dung khám và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm như sau:

“Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội."

Bạn có thể tham khảo danh sách các bệnh nghề nghiệp và nội dung khám tương ứng theo bảng tổng hợp dưới đây. Khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

TT

Tên bệnh

Yếu tố có hại

Nội dung khám

     

Khám lâm sàng

Khám cận lâm sàng

1

Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp

Bụi silic

Hệ hô hấp, tuần hoàn

Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.

Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần).

2

Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp

Bụi amiăng

Hệ hô hấp, tuần hoàn

Chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp.

Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần)

3

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

Bụi bông, đay, lanh, gai

Hệ hô hấp, tuần hoàn, Tai - Mũi - Họng.

Đo chức năng hô hấp

Thử nghiệm lấy da

Máu: Công thức máu

Chụp X-quang phổi, nghiệm pháp dược động học, IgE, IgG máu (nếu cần).

Test phục hồi phế quản (nếu cần).

4

Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

Yếu tố gây viêm phế quản

Hệ hô hấp, tuần hoàn.

Đo chức năng hô hấp

Chụp Xquang phổi (nếu cần)

5

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Chất gây mẫn cảm, kích thích gây hen phế quản

Hệ hô hấp, tuần hoàn

Đo chức năng hô hấp trước và sau ca làm việc

Thử nghiệm lấy da (nếu cần)

6

Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp

Bụi talc

Hệ hô hấp, tuần hoàn

Chụp Xquang phổi; đo chức năng hô hấp.

Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần)

7

Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp

Bụi than

Hệ hô hấp, tuần hoàn

Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.

Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần)

8

Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp

Chì vô cơ, hữu cơ và các hợp chất của chì

Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, Tai - Mũi - Họng, mắt, xương khớp, da, niêm mạc và hệ tạo máu.

Máu: định lượng chì máu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), công thức máu, hồng cầu hạt kiềm, huyết sắc tố,...

Nước tiểu: định lượng chì niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì hữu cơ), ∆ ALA niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), trụ niệu, hồng cầu.

9

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng

Benzen, hoặc toluen, hoặc xylen

Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu.

Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy

Nước tiểu: Albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu, axit t,t-muconic niệu hoặc phenol niệu (tiếp xúc benzen), O-crezon niệu hoặc axit hyppuric niệu (tiếp xúc toluen), axit metyl hyppuric niệu (tiếp xúc xylen).

10

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp

Thủy ngân vô cơ hoặc hữu cơ và các hợp chất của thủy ngân

Hệ thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, tiết niệu, mắt, da, niêm mạc và răng.

Máu: Công thức máu, thủy ngân máu (trường hợp nghi nhiễm độc cấp tính)

Nước tiểu: thủy ngân niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu.

Tủy đồ (nếu cần)

11

Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp

Mangan và các hợp chất của mangan

Hệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu hóa.

Máu: Công thức máu,

Nước tiểu: mangan niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu.

Tủy đồ (nếu cần).

12

Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp

Trinitrotoluen (TNT)

Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tiết niệu, mắt...

Máu: Methemoglobin, công thức máu, huyết sắc tố, men gan,

Nước tiểu: Định tính TNT niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu.

Tủy đồ (nếu cần)

13

Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp

Asen và hợp chất asen

Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da.

Máu: Công thức máu

Nước tiểu: Asen niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu.

Định lượng asen tóc

14

Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp

Nicôtin

Hệ thần kinh, tâm thần, tuần hoàn, hô hấp.

Máu: Công thức máu.

Nước tiểu: Định lượng cotinin hoặc nicôtin niệu.

15

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp

Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) nhóm photpho hoặc cacbamat

Hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da

Máu: Công thức máu, định lượng men cholinesteraza hồng cầu hoặc huyết tương

Nước tiểu: albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu

Định lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong máu hoặc chất chuyển hóa trong nước tiểu (nếu cần).

16

Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp

Cacbon monoxit (CO)

Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim mạch.

Máu: Định lượng HbCO

Đo điện tim

Siêu âm tim, mạch (nếu cần)

17

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

Cadimi và hợp chất cadimi

Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, xương khớp.

Nước tiểu: Cadimi niệu, albumin, beta2-micro-globulin niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu, canxi niệu.

Đo độ loãng xương, chụp Xquang xương

Chức năng gan, thận, Xquang tim phổi (nếu cần)

18

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

Bức xạ ion hóa

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết.

Máu: Huyết đồ

Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần)

19

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

Tiếng ồn

Chuyên khoa Tai mũi họng

Đo thính lực đơn âm.

Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần).

20

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Rung tần số cao do sử dụng dụng cụ cầm tay

Hệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi.

Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai.

Nghiệm pháp lạnh.

Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần).

21

Bệnh giảm áp nghề nghiệp

Giảm nhanh áp suất bên ngoài cơ thể

Hệ thần kinh, xương khớp, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tai mũi họng.

Chụp Xquang xương, khớp

Đo thính lực đơn âm

Đo điện tim

Nước tiểu: Tìm albumin trụ niệu, hồng cầu

Máu: Công thức máu, định lượng canxi (nếu cần).

22

Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

Rung cơ học tác động toàn thân

Cơ xương khớp, thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu

Xquang cột sống thắt lưng

Chụp CT scanner hoặc MRI cột sống thắt lưng, nội soi dạ dày (nếu cần)

23

Bệnh sạm da nghề nghiệp

Yếu tố gây sạm da

Da, niêm mạc

Đo liều sinh học (biodose)

Nước tiểu: porphyrin niệu, melanogen niệu (nếu cần)

24

Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm

Crôm VI

Da, tai mũi họng

Thử nghiệm áp bì (patch test)

25

Bệnh Leptospira nghề nghiệp

Xoắn khuẩn Leptospria

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da

Phản ứng ngưng kết tan Martin -Pettit

Tìm xoắn khuẩn trong máu (nếu cần)

26

Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

Dầu, mỡ bẩn

Da, niêm mạc.

Thử nghiệm lấy da (prick test).

Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng.

Đo pH da

Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần)

27

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài

Môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dài

Da, niêm mạc, móng

Đo pH da

Xét nghiệm nấm da, móng, vi khuẩn vùng da tổn thương (nếu cần)

Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần)

28

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su

Cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su

Da, hô hấp

Thử nghiệm lấy da

Thử nghiệp áp da

Định lượng nồng độ IgE, IgG máu (nếu cần)

29

Bệnh lao nghề nghiệp

Vi khuẩn lao

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da, tiết niệu, xương khớp...

Chụp X-quang phổi.

Tìm AFB trong đờm, trong dịch sinh học, phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng

Chọc hạch, sinh thiết hạch, làm PCR (nếu cần)

30

Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp

Vi rút viêm gan B

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc

Máu: HBsAg, AST, ALT, công thức máu.

Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,...

Siêu âm gan, mật.

31

Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

HIV

Da, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu

Máu: Công thức máu, xét nghiệm HIV

32

Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp

Vi rút viêm gan C

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc

Máu: Anti HCV, AST, ALT, công thức máu.

Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,...

Siêu âm gan, mật.

HCV-RNA (nếu cần)

33

Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp

Bụi amiăng

Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa

Chụp X-quang phổi, CT scaner, đo chức năng hô hấp.

Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch

Siêu âm tim, ổ bụng (nếu cần)

34

Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

Bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng

Mắt, thần kinh

Siêu âm mắt, đo nhãn áp

(Phụ lục 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT)

Ngoài ra nội dung khám trên tại các Điểm c, d, đ, e của Thông tư 28/2016/TT-BYT còn quy định thêm như sau:

- Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản.

- Trường hợp cần người lao động có thể thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động.

- Người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại.

- Trường hợp bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

1.1 Có bắt buộc khám bệnh nghề nghiệp không?

Câu trả lời là . Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp. Việc khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện từ 01 lần/năm đến 02 lần/năm, tùy theo loại nghề, công việc và sức khỏe của người lao động. Nếu không khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

1.1.1 Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 gồm:

1) Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

2) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

3) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

4) Bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:  

5) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % - 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.

6) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết bệnh nghề nghiệp.

7) Giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.

8) Bồi thường, trợ cấp đối với người bị bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động.

9) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe bị bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

10) Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 

Lao động được nhận hỗ trợ khi khám bệnh nghề nghiệp định kỳ

Lao động được nhận hỗ trợ khi khám bệnh nghề nghiệp định kỳ

2. Mức hỗ trợ tối đa khi khám bệnh nghề nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 15/9/2020, thay thế cho Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.

Căn cứ theo nội dung của Nghị định, mức hỗ trợ tối đa trong khám, chữa bệnh nghề nghiệp đã được điều chỉnh có lợi hơn. Thay vào việc dựa trên mức lương cơ sở như quy định cũ thì mức hỗ trợ được giới hạn bằng những con số cụ thể. 

1) Mức hỗ trợ tối đa đối với khám bệnh nghề nghiệp theo quy định mới là không quá 800.000 đồng/người/lần khám (Quy định cũ là không quá ⅓ mức lương cơ sở/người/lần khám).

2) Mức hỗ trợ tối đa đối với chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định mới là không quá 15.000.000 đồng/người (Quy định cũ là không quá 10 lần mức lương cơ sở/người).

Mức hỗ trợ tối đa đối với khám bệnh nghề nghiệp từ 15/9/2020

Mức hỗ trợ tối đa khi khám bệnh nghề nghiệp từ ngày15/9/2020

Mức thay đổi ở thời điểm hiện tại khi mức lương cơ sở từ 01/7/2023 là 1.800.000 đồng. Theo đó, Mức hỗ trợ tối đa đối với khám bệnh nghề nghiệp năm 2023 là như sau:

- Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.

- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

- Mức hỗ trợ tối đa đối với chữa bệnh nghề nghiệp là không quá 15.000.000 đồng/người.

Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất từ BHXH điện tử EBH về việc khám bệnh nghề nghiệp của người lao động. Hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Nếu bạn có câu hỏi khác, vui lòng liên hệ EBH hoặc BHXH Việt Nam (Tổng đài 1900 9068/1000 đồng/phút) để được hỗ trợ tốt nhất.

Thu Hương & Tài Phạm - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu