Mức hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động
Tại Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính Phủ, ban hành ngày 28/7/2020 chính thức quy định mức hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp. Với mức hỗ trợ này, nhiều người lao động giảm được phần nào khó khăn về tài chính trước mắt.
Hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng cho người lao động
1. Điều kiện hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng
Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ngoài các chi phí hỗ trợ tai nạn lao động, hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp còn được hưởng hỗ trợ phục hồi chức năng lao động. Tuy nhiên, người lao động cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì mới được xét hưởng.
Căn cứ vào Điều 24, Nghị định 88/2020/NĐ-CP điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động đối với người lao động (Quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 56, Luật An toàn, vệ sinh lao động) khi có đủ các điều kiện sau:
-
Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
-
Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
-
Đang tham gia chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Căn cứ vào Điều 25, Nghị định 88/2020/NĐ-CP mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định như sau:
-
Tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động. Tuy nhiên, mức hỗ trợ kinh phí không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
-
Mỗi lao động được hỗ trợ tối đa 02 lần và mỗi năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động mới năm 2020 sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 15/9/2020. Với quy định mức hỗ trợ mới này, người lao động sẽ có mức hỗ trợ tối đa cố định không thay đổi khi mức lương cơ sở thay đổi.
Ở thời điểm hiện tại, mức hỗ trợ tối đa là không quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt. Khi mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng thì mức hỗ trợ tối đa là 2,98 triệu đồng/người/lượt.
Quy định mới sẽ có lợi cho người lao động, tuy nhiên trong tương lai khi mức lương cơ sở tăng lên mức 1,6 triệu đồng/tháng theo quy định mới khiến người lao động được hỗ trợ ít đi (mức hỗ trợ theo quy định trước đây được nhận tối đa là 3,2 triệu đồng/người/lượt).
Xem thêm: Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động
3. Hồ sơ và thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Để được hưởng hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động thì người lao động buộc phải làm hồ sơ và thủ tục theo quy định của Pháp luật.
3.1 Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Căn cứ vào quy định tại Điều 26, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động gồm có:
-
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định này.
-
Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
-
Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Hồ sơ và thủ tục đề nghị nhận hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
3.2 Thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Thủ tục đề giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động như thế nào? không phải người lao động nào cũng nắm được. Căn cứ theo Điều 27, Luật Luật An toàn, vệ sinh lao động trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
Bước 1: Nộp hồ sơ theo quy định
Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
Xem thêm: Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận chi trả từ cơ quan bảo hiểm
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trong trường hợp không chi trả thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp và người lao động cần nắm được mức hỗ trợ. chi phí phục hồi chức năng lao động. Chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình và hỗ trợ người lao động làm hồ sơ thủ tục hưởng khi đủ điều kiện hưởng. Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ theo đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH có thể mang lại cho Quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.