CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Lập mẫu số 05A-HSB đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động

Bởi ebh.vn - 22/06/2020

Trong quá trình làm việc rất nhiều người lao động gặp phải các rủi ro dẫn đến tai nạn lao động. Bài viết hôm nay, bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ hướng dẫn lập mẫu đơn số 05A-HSB - đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) giúp người lao động có thể nhanh chóng nhận được trợ cấp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. 

Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động 1

Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động.

1. Các trường hợp được coi là tai nạn lao động

Trước khi làm mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động người lao động cần lưu ý trường hợp của mình có được coi là tai nạn lao động không.

Căn cứ theo quy định tại Điều 45, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định các trường hợp được coi là tai nạn lao động như sau: 

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc. 

  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động

Mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động phải được lập theo quy định tại Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 3/1/2014. 

Cụ thể, mẫu số 05A-HSB - mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động như sau:

Mẫu số 05A-HSB theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 3/1/2014

Mẫu số 05A-HSB theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 3/1/2014

Tải về máy mẫu số 05A-HSB như trên file PDF / file DOC > Tại đây

Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động bị tai nạn lao động thực hiện ghi đầy đủ thông tin đơn vị quản lý lao động và các thông tin cá nhân của mình theo mẫu:

- Tại (1) điền số CMND hoặc thẻ căn cước, nơi cấp, ngày cấp.

- Tại (2) ghi chi tiết các thông tin: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.

- Tại (3) nếu bị TNLĐ lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ.

- Tại (4) ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNLĐ; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị TNLĐ hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám BNN, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám BNN trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp.

- Tại (5) đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với trường hợp bị TNLĐ của mình, có thể đánh dấu nhiều hơn một ô và có tính hợp lý. 

- Tại (6) được hiểu là trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động. 

- Tại (7) áp dụng trong trường hợp TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra TNGT thì ghi: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.

- Tại (8) đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn hình thức nhận tiền. Trường hợp lựa chọn nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ các thông tin về số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

Sau khi hoàn thành mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động thực hiện nộp đơn cho đơn vị, cơ quan nơi người lao động làm việc bị tai nạn lao động cùng với các hồ sơ giấy tờ khác để giải quyết. 

3. Mức bồi thường tai nạn lao động

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động mức bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với các trường hợp người lao động bị TNLĐ như sau:

Đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động

Quy định về mức bồi thường tai nạn lao động.

  • Bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% - 10% khả năng lao động. Cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

  • Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Nếu người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động, thì người bị TNLĐ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu. 

Trên đây là chi tiết hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động và mức bồi thường tai nạn lao động mà người lao động được hưởng. Người lao động làm việc trong môi trường lao động thường xuyên gặp rủi ro tai nạn cần lưu ý. Để được hướng dẫn và tư vấn trong các trường hợp cụ thể người lao động có thể liên hệ theo 2 đường dây nóng 1900558873 và 1900558872 để được tư vấn và giúp đỡ.

Tin liên quan:

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm giấy tờ gì ?

Chi tiết điều kiện và hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu