CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Hưởng lương tạm ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19

Bởi ebh.vn - 01/09/2020

Ngày 25/3/2020 Bộ lao động thương binh và Xã hội ban hành Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL với nội dung hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, tạm ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19, người lao động vẫn được hưởng lương. Với mức lương này người lao động tạm thời có thể trang trải cho những nhu cầu tối thiểu của mình và gia đình trong thời gian nghỉ dịch.

Tạm ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19, người lao động vẫn được hưởng lương

Tạm ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19, người lao động vẫn được hưởng lương

1. Căn cứ pháp lý 

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa ngừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất, người lao động mất việc. Vậy căn cứ pháp lý nào quy định việc trả lương khi tạm ngừng việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19?

Theo quy định tại Điều 98, Bộ luật lao động 2012 và Điều 99, Bộ luật lao động 2019 quy định các trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương có: 

“Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc”.

Ngoài ra, căn cứ vào Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ban hành ngày 25/3/2020 đã hướng dẫn cụ thể trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện việc chi trả lương tạm ngừng việc theo quy định.

2. Trả lương trong trường hợp ngừng việc do Covid-19

Căn cứ vào Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL trả lương ngừng việc được căn cứ vào quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động 2012 (Điều 99, Bộ luật lao động 2019), xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động. Các trường hợp tạm ngừng việc được xét do lỗi của người sử dụng lao động, do người lao động hay do nguyên nhân khách quan. 

Hưởng lương tạm ngừng việc do ảnh hưởng của Covid

Quy định trả lương trong trường hợp ngừng việc do Covid-19

Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 trong các trường hợp: 

(i) Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; 

(ii) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; 

(iii) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

Người lao động bị tạm ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 các trường hợp trên sẽ được trả lương như sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Ngoài ra tại Công văn cũng nêu rõ:

  • Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31, Bộ luật Lao động 2012. 

  • Thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2012; 

  • Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44, Bộ luật Lao động.

Căn cứ vào Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được quy định cao hơn năm 2019 cụ thể như sau:

Bảng lương tối thiểu vùng ứng với các năm theo quy định của Pháp luật

Bảng lương tối thiểu vùng ứng với các năm theo quy định của Pháp luật

Như vậy, doanh nghiệp phải trả cho người lao động mức lương tối thiểu tương ứng theo vùng (được quy định trong bảng) khi tạm ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tạm ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19 người lao động vẫn được hưởng lương sẽ giúp người lao động vượt qua được khó khăn trong thời gian bệnh dịch còn kéo dài. Người lao động nắm rõ để được hưởng quyền lợi chính đáng của mình. Mọi thông tin chi tiết về việc nhận hưởng lương vui lòng liên hệ theo đường dây nóng 1900 558873 để được tư vấn rõ nhất.

✅ Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu