CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh được thực hiện như thế nào?

Bởi ebh.vn - 09/09/2022

Trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh được người lao động quan tâm. Do không phổ biến nên không phải ai cũng được hồ sơ và thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Dưới đây là hướng dẫn gộp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động cần lưu ý. 

Hướng dẫn thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh.

Hướng dẫn thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh.

1. Trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh

Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để ghi chép và theo dõi quá trình tham gia. Tuy nhiên, một vài lao động do chuyển công tác khác tỉnh, làm thất lạc sổ do đó có đến 2 hoặc 3 sổ BHXH trở lên.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.”

Như vậy, trong trường hợp người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên và các sổ BHXH của người lao động ở các tỉnh khác nhau sẽ buộc phải làm thủ tục gộp sổ BHXH khác tỉnh để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi làm thủ tục hưởng các chế độ BHXH về sau.

2. Cách gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?

Trong trường hợp người lao động cần gộp sổ BHXH khác tỉnh cần thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020. Cụ thể như sau:

2.1 Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh trực tiếp

Trong trong trường hợp người lao động thực hiện gộp sổ BHXH khác tỉnh trực tiếp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị/doanh nghiệp (nơi NLĐ đang công tác/làm việc).

Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội được chuẩn bị theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH bao gồm:

  1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

  2. Tất cả các sổ BHXH đề nghị gộp.

Ngoài ra cần có thêm: 

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);

  • Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).

Căn cứ theo từng trường hợp, người lao động nộp hồ sơ gộp sổ BHXH:

  • Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

  • Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

2.2 Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh online

Hiện nay, trên cổng dịch vụ công và ứng dụng VssID chưa hỗ trợ gộp sổ BHXH khác tỉnh online do đó người lao động sẽ trực tiếp làm hồ sơ nộp cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Quy trình và thời gian giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh

Căn cứ theo quy định thì người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. 

Quy trình và thời gian giải quyết gộp sổ BHXH khác tỉnh.

Quy trình và thời gian giải quyết gộp sổ BHXH khác tỉnh.

3.1 Quy trình giải quyết gộp sổ bảo hiểm

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 46.96, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH của BHXH Việt Nam quy định:

Người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu sau đó lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

  • Nếu thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

  • Nếu thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Tiết b điểm 3.3 khoản 3 điều 43.

3.2 Thời gian giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội

Gộp sổ BHXH khác tỉnh người lao động sẽ được cấp lại sổ mới. Theo đó thời gian giải quyết gộp sổ BHXH đồng thời là thời gian cấp lại sổ mới cho người lao động. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 29, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”

Theo quy định này, thời gian gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh sẽ không quá 45 ngày do cần xác minh quá trình đóng ở tỉnh khác. Tuy nhiên, cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Như vậy trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở 2 tỉnh khác nhau mới nhất. Mong rằng có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi đóng trùng bảo hiểm xã hội mới nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu