CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Hướng dẫn nhận lại viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục

Bởi ebh.vn - 09/09/2024

Việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là việc người tham gia có thể nhận lại tiền viện phí khi đã đóng BHYT 5 năm liên tục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về quyền lợi và cách thức nhận lại viện phí khi đủ điều kiện này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách nhận lại viện phí khi tham gia BHYT 5 năm liên tục và quy định việc hưởng trong các trường hợp cụ thể.

Tham gia BHYT 5 năm được nhận lại số tiền đồng chi trả

Tham gia BHYT 5 năm được nhận lại số tiền đồng chi trả

1. Quy định nhận lại viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định với thời gian đóng đủ 5 năm liên tục trở lên và đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, được hoàn lại số tiền đồng chi trả với cơ quan BHYT về chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Bên cạnh đó, theo Khoản 3, Điều 27, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên được quy định như sau:

- Trường hợp số tổng số tiền chi trả của người bệnh tại cùng một cơ sở khám chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám chữa bệnh đó không thu số tiền vượt quá 6 tháng lương cơ sở đó của người bệnh. Thay vào đó, cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn cho số tiền đã cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở, để người bệnh dùng làm căn cứ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận rằng họ không cần phải tiếp tục cùng chi trả trong năm đó.

- Trường hợp tổng số tiền chi trả của người bệnh trong năm tài chính tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Người bệnh cần mang chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để nhận lại số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải tiếp tục cùng chi trả trong năm đó.

- Nếu số tiền cùng chi trả của người bệnh vượt quá 6 tháng lương cơ sở tính từ ngày 01 tháng 01, quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh. Điều này áp dụng kể từ khi người bệnh tham gia bảo hiểm đủ 5 năm liên tục cho đến ngày cuối cùng của năm đó.

Quy trình nhận lại viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục

Quy trình nhận lại viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục

2. Cách nhận lại tiền viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục

Nhiều người bệnh thắc mắc “làm sao để nhận lại tiền viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục?” Dưới đây là các bước để nhận lại tiền hoàn:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để được cơ quan BHXH thanh toán viện phí.

Hồ sơ đề nghị nhận lại viện phí khi đóng BHYT 5 năm liên tục bao gồm:

(1) Ảnh chụp và bản gốc của các loại giấy tờ sau:

- Thẻ BHYT có ảnh hoặc thẻ căn cước. Nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình thêm 1 loại giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc giấy tờ do công an cấp xã xác nhận hoặc giấy tờ khác do cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên xác nhận.

- Các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 (quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP).

- Phiếu khám bệnh và giấy ra viện hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.

(2) Hóa đơn thanh toán và các chứng từ khác liên quan đến việc khám chữa bệnh.

Lưu ý: Nếu người bệnh ủy quyền cho người khác nhận kết quả, cần có thêm giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH.

Bước 2: Nộp hồ sơ để nhận lại viện phí

Người bệnh chọn 1 trong 3 phương thức sau để nộp hồ sơ hoàn tiền viện phí:

- Gửi hồ sơ trực tuyến qua giao dịch điện tử: Bạn đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử qua Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua các phần mềm BHXH của tổ chức I-VAN (nếu bạn đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN).

- Gửi hồ sơ giấy qua qua bưu chính, bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp huyện/ tỉnh hoặc tại Trung tâm phục vụ hành Chính Công các cấp.

Lưu ý: Người nộp hồ sơ phải là người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh.

Bước 3: Bảo hiểm xã hội cấp huyện/tỉnh tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan BHXH cấp huyện sẽ tiếp nhận đề nghị thanh toán của người bệnh, đồng thời lập giấy biên nhận xác nhận cho hồ sơ. Trường hợp hồ sơ của người bệnh chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định sẽ được hướng dẫn sửa đổi, bổ sung các giấy tờ cần thiết.