Nơi giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện trực thuộc sự quản lý của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, các cá nhân, tổ chức trong địa bàn quận có thể trực tiếp đến tại trụ sở BHXH quận Đống Đa để được hỗ trợ.
Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa thành phố Hà Nội
1. Địa chỉ Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Đống Đa thành phố Hà Nội có trụ sở làm việc đặt tại số 44, Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Người dân sinh sống trên địa bàn quận có nhu cầu cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội có thể liên hệ với cơ quan BHXH quận Đống Đa theo những cách sau:
Bảng 1: Thông tin chi tiết BHXH quận Đống Đa
STT |
THÔNG TIN CHI TIẾT BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA |
|
1 |
Địa chỉ |
Số 44, Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội |
2 |
|
bhxh_dongda@hanoi.gov.vn |
3 |
Điện thoại |
024.39747423 |
4 |
ĐV quản lý |
|
5 |
Giờ làm việc |
Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 - Sáng: 7h30 -11h30 - Chiều: 13h - 16h30 - Thứ 7, chủ nhật: Nghỉ |
Để công việc được thuận lợi các cá nhân và tổ chức trước khi đến trụ sở BHXH có thể liên hệ số điện thoại bảo hiểm xã hội quận Đống Đa (024 3974 7423) để được tư vấn giải đáp các thắc mắc hoặc đặt lịch làm việc trực tuyến với cơ quan BHXH.
2. Chức năng nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Chức năng và nhiệm vụ của BHXH quận Đống Đa căn cứ theo Quyết định 969/QĐ-BHXH ban hành ngày 29/7/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cụ thể như sau.
2.1 Vị trí chức năng bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Căn cứ theo Điều 5, Quyết định 969/QĐ-BHXH BHXH quận Đống Đa có vị trí và chức năng như sau:
Về vị trí: BHXH quận Đống đa là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đặt tại quận. Chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.
Chức năng: Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế; Quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định.
Bên cạnh đó BHXH Đống Đa có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng do đó có thể độc lập thực hiện các giao dịch với cá nhân và tổ chức.
2.2 Nhiệm vụ của cơ quan BHXH quận Đống Đa
BHXH quận Đống Đa thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6, Quyết định 969/QĐ-BHXH.
Cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHXH 1 lần cho người lao động
Các nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH quận Đống Đa như:
-
Xây dựng kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội quận dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
-
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
-
Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, đối với các tổ chức, cá nhân
-
Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử theo quy định.
-
Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.
-
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội thành phố: cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT; Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu; Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT và tổ chức chi trả…
Căn cứ vào nhiệm vụ và chức năng của BHXH quận Đống Đa các có nhân tổ chức trực thuộc địa bàn quận tham gia BHXH, BHTN, BHYT khi cần có thể liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn và giải đáp.
3. Cơ cấu tổ chức và ban lãnh của BHXH quận Đống Đa
Cơ cấu tổ chức của BHXH quận Đống Đa được phân theo sự chỉ đạo của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội và tình trạng thực tiễn của khu vực nơi cơ quan BHXH phụ trách.
3.1 Cơ cấu tổ chức của BHXH quận Đống Đa
Các cá nhân tổ chức khi cần có thể gọi vào đường dây nóng, sau đó kết nối với các nhánh của từng phòng ban, bộ phận để có thể được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến BHXH, BHTN, BHYT. Cụ thể các phòng ban và cách thức liên hệ như sau:
-
Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: nhánh 101 - 112
-
Bộ phận Quản lý thu: nhánh 401 - 417
-
Bộ phận Sổ, thẻ: nhánh 302 - 307
-
Bộ phận Chính sách: nhánh 266, 288
-
Bộ phận Kế toán: nhánh 201 - 205
-
Giám định BHYT:
3.2 Ban giám đốc
Ban giám đốc BHXH Đống Đa gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc giúp việc và hỗ trợ cho giám đốc thực hiện công việc được Giám đốc BHXH thành Phố giao cho. Cụ thể:
Giám đốc - ông: Phạm Duy Đỉnh.
Phó giám đốc - các bà: Đặng Minh Thu - Đào Thị Thanh Thủy và ông Nguyễn Công Định.
4. Các phường trực thuộc sự quản lý BHXH quận Đống Đa
Theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Quyết định 969/QĐ-BHXH về chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội cấp huyện, cơ quan BHXH quận Đống Đa sẽ đại diện trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH, các chế độ chính sách BHYT, BHTN trong phạm vi địa bàn quận.
Cụ thể các phường trực thuộc sự quản lý BHXH của cơ quan BHXH quận Đống Đa gồm có: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Láng Thượng, Ngã Tư Sở, Quốc Tử Giám, Văn Chương, Nam Đồng, Văn Miếu, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung.
5. Số tài khoản thu BHXH, BHTN, BHYT quận Đống Đa
Các tổ chức, cá nhân nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN thông qua tài khoản ngân hàng lưu ý:
-
Tài khoản thu trong mọi giao dịch đều có tên: Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa;
-
Danh sách các tài khoản thu được thống kê tại Bảng 2.
Bảng 2: Tài khoản thu của BHXH quận Đống Đa
STT |
NGÂN HÀNG |
MÃ TÀI KHOẢN |
1 |
Kho bạc Nhà nước quận Đống Đa |
Số hiệu tài khoản: 3741 Mã quan hệ ngân sách: 9052860 |
2 |
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội II |
1505 202 901 075 |
3 |
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành |
12 210 009 801 040 |
4 |
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công |
0451 005 666 888 |
5 |
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa |
901 035 000 002 |
6 |
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa |
0591 101 532 001 |
Lưu ý: Khi nộp tiền trong nội dung cần ghi rõ: Mã đơn vị (Ví dụ: YN01234); tên đơn vị.
Nếu đơn vị lập một chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền nộp cho từng mã đơn vị.
Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa. Các cá nhân, tổ chức trên địa bàn quận trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH, BHTN, BHYT có thể liên hệ theo đường dây nóng của cơ quan BHXH để được hỗ trợ và giải đáp tốt nhất.