Tính bảo hiểm xã hội 1 lần chế độ BHXH nhà nước và tư nhân
Người lao động tham gia BHXH theo hệ số nhà nước hay theo mức tiền lương của đơn vị sử dụng lao động tư nhân. Và cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần với 2 trường hợp này sẽ khác nhau. Tham khảo ngay bài viết của eBH để nắm thông tin chi tiết.
Tính bảo hiểm xã hội 1 lần theo chế độ nhà nước và tư nhân
Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính BHXH 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
Cách tính mức bình quân tiền lương
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH như sau:
Trong đó:
Mbqtl: Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng người lao động đóng BHXH.
Mbqtl khu vực nhà nước: Mức bình quân tiền lương tháng người lao đóng BHXH trong khu vực nhà nước.
Mbqtl khu vực NSDLĐ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH do đơn vị sử dụng lao động đóng quyết định
T1: Tổng số tháng đóng BHXH nhà nước
T2: Tổng thời gian tháng đóng BHXH trong khu vực tư nhân
Trường hợp 1: Đối với người lao động đóng BHXH theo hệ số nhà nước thì mức bình quân tiền lương theo khu vực nhà nước
Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH (hệ số x mức lương cơ sở) của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH |
Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) |
Trước ngày 01/01/1995 |
5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 |
6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 |
8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 |
10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 |
15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 |
20 năm |
Từ 01/01/2025 |
Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
Trường hợp 2: Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH
Trường hợp 3: Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương tư nhân vừa có thời gian đóng BHXH theo hệ số Nhà nước.
Mức bình quân tiền lương = (Tổng số tiền lương tháng BHXH theo nhà nước + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương tư nhân) : Tổng số tháng đóng BHXH
Chính phủ quy định chi tiết về cách tính BHXH 1 lần.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 09 năm 1973 quê tại Hà Nam có quá trình đóng BHXH như sau:
-
07/1994 – 10/2000: lương hệ số 3,66. Nhân viên hành chính kế hoạch UBND huyện Lý Nhân.
-
11/2000 – 02/2010: Nghỉ việc
-
03/2010 – 01/2015: Lương 4.500.000 đồng/tháng. Nhân viên công ty Cổ phần hóa chất ANC
-
02/2015 ông chấm dứt HĐLĐ và không tham gia BHXH.
-
Tháng 08/2017 ông làm hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần tại BHXH tại BHXH tỉnh Hà Nam.
Trường hợp ông Nguyễn Văn A là có quá trình tham gia BHXH theo cả hệ số nhà nước và theo tiền lương tư nhân do đơn vị sử dụng lao động chi trả.
Tính tuổi: từ tháng 09/1973 - 08/2017: 44 tuổi
Thời gian tham gia BHXH bao gồm:
-
Thời gian tham gia BHXH khu vực nhà nước: từ 07/1994 – 10/2000 là 6 năm 4 tháng.
-
Thời gian tham gia BHXH do đơn vị sử dụng quyết định: từ 03/2010 – 01/2015 là 4 năm 11 tháng.
-
Tổng thời gian đóng BHXH là: 11 năm 3 tháng
Như vậy, Ông Nguyễn Văn A chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có thời gian tham gia BHXH dưới 20 năm => Ông đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần.
BHXH 1 lần cho ông Nguyễn Văn A như sau:
-
Thời gian tham gia BHXH khu vực nhà nước
Từ 07/1994 – 10/2000 là 6 năm 4 tháng ( 76 tháng) . Như vậy, ông Nguyễn Văn A bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính Mqltl trong khu vực nhà nước của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu như sau:
Mức bình quân tiền lương khu vực nhà nước = (3,66 x 1.300.000 x 60): 60 = 4.758.000 VNĐ/tháng.
-
Thời gian tham gia BHXH do NSDLĐ quyết định
Từ 03/2010 – 01/2015 là 4 năm 11 tháng được tính như sau:
Thời gian tham gia BHXH |
Số tháng |
Mức điều chỉnh |
Mức đóng |
Tổng |
|
Từ tháng |
Đến tháng |
||||
03/2010 |
12/2010 |
10 |
1,46 |
4.500.000 |
65.700.000 |
01/2011 |
12/2011 |
12 |
1,25 |
4.500.000 |
67.500.000 |
01/2012 |
12/2012 |
12 |
1,15 |
4.500.000 |
62.100.000 |
01/2013 |
12/2013 |
12 |
1,08 |
4.500.000 |
58.320.000 |
01/2014 |
12/2014 |
12 |
1,03 |
4.500.000 |
55.620.000 |
01/2015 |
01/2015 |
1 |
1,03 |
4.500.000 |
46.350.000 |
Tổng |
313.875.000 |
||||
Mức bình quân khu vực đơn vị sử dụng lao động đóng |
5.319.915 |
Tổng mức bình quân tiền lương của ông Nguyễn Văn A như sau:
Mbqtl = ( 4.758.000 x 76) + ( 5.319.915 x 59) : (76+59) = 5.003.577 VNĐ
Cách xác định thời gian tính hưởng trợ cấp BHXH 1 lần của ông Nguyễn Văn A
Thời gian tham gia BHXH trước ngày 01/01/2014: 11 năm 2 tháng như sau:
-
Thời gian tham gia ở khu vực nhà nước: từ 07/1994 – 10/2000 là 6 năm 4 tháng.
-
Thời gian tham gia ở khu vực ĐVSDLĐ: từ 03/2010 – 12/2013 là 4 năm 9 tháng.
-
Thời gian làm căn cứ tính BHXH 1 lần trước năm 2014 là 11 năm ; thời gian lẻ 2 tháng được chuyển sang thời gian làm căn cứ tính hưởng sau năm 2014.
-
Thời gian tham gia BHXH từ 01/01/2014: từ 01/2014 – 01/2015 là 1 năm 1 tháng
-
Thời gian làm căn cứ tính BHXH 1 lần từ năm 2014 = 1 năm 1 tháng + 2 tháng = 1 năm 3 tháng = 1,5 năm
Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần = {( 1,5 x 11 năm ) + ( 2 x 1,5 năm)} x 5.003.577 = 97.569.751 (đ)
Như vậy, bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã thông tin chi tiết đến người lao động về cách tính BHXH 1 lần cho người lao động tham gia BHXH hệ số nhà nước, tư nhân hay cả 2. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động khi tìm hiểu về cách tính BHXH 1 lần.
Xem thêm >> Chi tiết hồ sơ và cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người lao động