CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Quy định về hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023

Bởi ebh.vn - 08/02/2023

Theo thông lệ, mỗi năm Bộ LĐ-TB&XH sẽ công bố hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội áp dụng cho từng năm. Vậy, hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào? Căn cứ theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH các cá nhân, tổ chức sẽ thực hiện điều chỉnh theo mức tăng mới.

Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023

Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023

1. Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023

Trên thực tế đồng tiền sẽ bị mất giá theo từng năm (trượt giá) do đó việc giữ nguyên 1 mức giá tiền sử dụng chi trả cho người lao động hoặc đóng BHXH sẽ dẫn đến hiện trạng mất cân bằng.

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội hay tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được xác định là một hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước khi tính lương cho người lao động hay tính các khoản thu nhập tháng đóng BHXH. Hay nói cách khác hệ số trượt giá BHXH là hệ số điều chỉnh sự mất giá của đồng tiền trong lĩnh vực BHXH.

Ngày 03/01/2023, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội hay mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/02/2023, Tuy nhiên những quy định về hệ số trượt giá trong thông tư đã được áp dụng từ 01/01/2023.

Áp dụng hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội

Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội được áp dụng năm 2023 cho từng đối tượng

1.1 Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (đối tượng quy định tại quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này) được tính như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm * Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó hệ số tiền trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo bảng 1 dưới đây.

Năm

<1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Bảng 1: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng đến năm 2023

Căn cứ vào mức hệ số tính trượt giá BHXH cá nhân, tổ chức sẽ xác định được tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh dùng làm căn cứ xác định mức lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, xác định BHXH một lần hay trợ cấp tuất…

Lưu ý: Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

Áp dụng Bảng 1 để tính tiền lương tháng BHXH đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

1.1 Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này) được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm * Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, hệ số tính tiền trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,07

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Bảng 2: Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng đến năm 2023

Lưu ý: Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì:

  • Áp dụng Bảng 2 để tính thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện; 

  • Áp dụng Bảng 1 để tính tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc và điều chỉnh theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;

  • Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Trên đây là thông tin về hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 các cá nhân và tổ chức cần nắm được để đảm bảo lợi ích của mình. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ LĐ-TB&XH để kịp thời nghiên cứu, giải quyết.

Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu