CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Tìm hiểu mức hưởng chế độ thai sản cho người lao động như nào?

Bởi ebh.vn - 29/07/2019

Mức hưởng chế độ thai sản cho người lao động như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết về chế độ thai sản mới nhất. 

Quốc hội quy định chi tiết đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

Quốc hội quy định chi tiết đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. 

 I. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ 

e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con 

Quốc hội cũng quy định người lao động thuộc các trường hợp trên phải tham gia BHXH như sau: 

  • Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

II. Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con sẽ được hưởng một số khoản tiền trợ cấp như sau:

1. Trợ cấp một lần 

Căn cứ Điều 38, Luật BHXH 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ chính thức tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14).

2. Tiền chế độ thai sản

Căn cứ Điều 39, Luật BHXH 2014 và Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định chi tiết về tiền trợ cấp thai sản cho người lao động nữ như sau:

Mức hưởng/tháng = Mức bqtl tháng đóng BHXH 6 tháng trước nghỉ việc x 100%

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4 triệu đồng/tháng; lao động nữ nghỉ sinh 06 tháng => Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là 4 triệu đồng x 6 tháng = 24 triệu đồng.

Tìm hiểu mức hưởng chế độ thai sản 2

Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. 

3.Tiền dưỡng sức sau sinh

Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu sinh mổ; 05 ngày với các trường  hợp khác.

Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

IV. Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội đối với mức hưởng chế độ thai sản cho nam giới như sau:

  • Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
  • Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày như sau: 
Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng BHXH/24 ngày X số ngày nghỉ 

Ví dụ: Lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là: 6.000.000 và bạn được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ)

Như vậy, Mức hưởng của lao động nam như sau: 

  • Mbq6t = (6 x6.000.000đ)/6 tháng = 6.000.000đ
  • Mức hưởng cho 7 ngày  = 6.000.000/ 24 x 7 = 1.750.000 đồng

V. Mức hưởng trợ cấp thai sản 1 lần cho chồng

Căn cứ điều 38 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định: “Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”.

Như vậy, bài viết trên eBH đã thông tin chi tiết đến người lao động về chế độ hưởng bảo hiểm thai sản. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động khi tìm hiểu về chế độ thai sản.

Tin liên quan:

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu