CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Chi tiết điều kiện và hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Bởi ebh.vn - 30/09/2019

Với chủ trương hỗ trợ người lao động không may gặp tai nạn lao động. Người được hưởng chế độ tai nạn lao động cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể được quy định trong Luật. Bên cạnh đó NLĐ cũng cần thực hiện đầy đủ hồ sơ nhận trợ cấp theo đúng quy định.

Hưởng chế độ tai nạn lao động theo đúng quy định của Pháp luật.

Hưởng chế độ tai nạn lao động theo đúng quy định của Pháp luật.

1. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Căn cứ Điều 43, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần bao gồm:

- Trợ cấp một lần: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

- Trợ cấp hàng tháng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

- Trợ cấp phục vụ: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

2. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động 

Căn cứ Luật BHXH Việt Nam 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định chi tiết về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động với từng trường hợp cụ thể. 

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

1) Sổ BHXH;

2) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động;

3) Biên bản điều tra tai nạn lao động;

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

4) Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.

5) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

Hồ sơ hưởng tai nạn lao động với bệnh nghề nghiệp gồm:

1) Sổ bảo hiểm xã hội;

2) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao;

3) Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp;

4) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

5) Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động;

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát gồm:

1) Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý

2) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của hội đồng giám định y khoa.

3) Điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát. 

4) Điều trị ngoại trú: Bản chính hoặc bản sao giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát.

Hồ sơ hưởng tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình

1) Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý;

2) Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành LĐTB & XH hoặc của cấp tỉnh trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật. Nếu có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm bản chính hoặc bản sao chứng từ lắp mắt giả.

3) Vé tàu, xe đi và về (nếu có)

Hồ sơ trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1) Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

2) Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã thông tin chi tiết đến người lao động về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho người dùng khi tìm hiểu hồ sơ hưởng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu