CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Hướng dẫn giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội

Bởi ebh.vn - 27/06/2024

Giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội là việc xác định mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ đó hưởng các chế độ theo quy định. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục giám định thương tật để người lao động có thể dễ dàng thực hiện và đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Thủ tục giám định thương tật hương BHXH

1. Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật (giám định tỷ lệ % tổn thương cơ thể) là quá trình xác định, đánh giá và phân tích các dấu hiệu, tổn thương trên cơ thể để tìm hiểu nguyên nhân, tính chất và mức độ của thương tích. 

Đây không chỉ là hoạt động quan trọng nhằm cung cấp thông tin chính xác và khách quan cho các vụ án hình sự khi cá nhân bị xâm hại cơ thể mà còn là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Quá trình giám định thương tích thực hiện bởi các chuyên gia như bác sĩ pháp y, nhà giám định y học pháp luật và được thực hiện theo nguyên tắc sau: 

- Giám định để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể phải được thực hiện trên người cần giám định.

- Giám định để xác định tỷ lệ % thương tật cơ thể được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết, hoặc mất tích. Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % thương tật được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ % tổn thương cơ thể.

- Tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định tại thời điểm giám định.

Cơ quan công lập có thẩm quyền tiến hành giám định xác định tỷ lệ thương tật

Cơ quan công lập có thẩm quyền tiến hành giám định xác định tỷ lệ thương tật

1.1 Thực hiện giám định thương tật ở đâu? 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đương sự hoặc người đại diện cho đương sự có quyền đề nghị Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Hiện nay, các cơ quan công lập có thẩm quyền tiến hành giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm: 

- Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an. 

- Trong lĩnh vực pháp y tâm thần: Viện pháp y tâm thần trung ương, trung tâm pháp y tâm thần khu vực. 

- Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự: Viện khoa học hình sự Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ quốc phòng, công an cấp tỉnh. 

- Phòng giám định kỹ thuật hình sự: Trực thuộc VKSND tối cao. 

Như vậy, khi cá nhân bị thương tích, bị tổn hại về sức khỏe do hành vi của người khác gây ra, nếu muốn xác định tỷ lệ thương tật thì cần đến một trong những tổ chức trên để thực hiện giám định.

Quy trình các bước làm thủ tục giám định hưởng BHXH

Quy trình các bước làm thủ tục giám định hưởng BHXH

2. Hướng dẫn thủ tục giám định thương tật để hưởng BHXH

Trình tự, thủ tục giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội được tiến hành theo các quy định của pháp luật về giám định. Cụ thể: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội. Cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ để gửi lên các Cơ quan chức năng bao gồm:

  • Giấy đề nghị khám giám định theo Mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT. 

  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ cho một trong các giấy tờ sau: 

  • Tóm tắt hồ sơ bệnh án

  • Giấy xác nhận khuyết tật

  • Giấy ra viện

  • Sổ khám bệnh

  • Phiếu khám bệnh

  • Phiếu kết quả cận lâm sàng

  • Đơn thuốc của cơ sở khám chữa bệnh

  • Hồ sơ bệnh nghề nghiệp

  • Biên bản giám định y khoa lần gần nhất với người đã được khám giám định.

Một trong số các loại giấy tờ có ảnh của cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực. Trong trường hợp không có các loại giấy tờ trên, phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng dấu giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 3 tháng tính từ thời điểm đề nghị khám giám định. 

Giai đoạn 2: Trình tự thực hiện giám định thương tật hưởng BHXH.

Bước 1: Người lao động lập, hoàn chỉnh bộ hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa theo 2 cách: 

- Cách 1: Theo đường bưu chính công ích

- Cách 2: Nộp trực tiếp

Bước 2: Dựa trên hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo thời gian quy định. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức, khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa.

Trường hợp quá 60 ngày mà chưa ban hành biên bản thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Hiện nay, mức hưởng BHXH một lần đang được xác định theo số năm đã đóng BHXH của người lao động. Cụ thể: 

- Với những người lao động đóng BHXH trước năm 2014: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 

- Với những người lao động đóng BHXH từ năm 2014 trở đi: 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 

Trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm BHXH thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 

2.1 Cách ghi giấy đề nghị giám định thương tật để hưởng BHXH 1 lần

Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT như sau:

Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT

Dưới đây là chi tiết cách ghi các mục từ 1 đến mục 6 trên Giấy đề nghị giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội. 

(1) Số sổ BHXH/Mã số BHXH: Ghi mã số BHXH chỉ áp dụng khi Cơ quan BHXH chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số BHXH thay cho số sổ BHXH. 

(2) Nghề/Công việc: Ghi rõ hiện đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không. Trong trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không cần khai mục này.

(3) Đề nghị giám định: Ghi rõ một trong các hình thức sau: Lần đầu/Tái phát/Lại/Tổng hợp/Phúc quyết.

(4) Loại hình giám định: Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: Tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tử tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.

(5) Nội dung giám định: Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.

(6) Chế độ đang hưởng: Ghi rõ chế độ đang được hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Ngoài ra, với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, nếu có tổn thương cơ thể thì cần ghi rõ, kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ. 

(10) Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã: Chỉ áp dụng với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm trong việc lập hồ sơ đề nghị giám định. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục giám định thương tật để hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả trong việc bảo vệ quyền lợi của bản thân khi gặp rủi ro, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp dẫn đến suy giảm khả năng lao động.

N.N

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu