Chế độ người cao tuổi và BHXH tự nguyện cho người cao tuổi
“BHXH tự nguyện là chỗ dựa an sinh cho người cao tuổi” được đề cập đến ở không ít các cuộc họp và thảo luận trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đại đa số người dân ở vùng nông thôn và miền núi lại không tham gia BHXH tự nguyện vì vậy mà an sinh không được đảm bảo. Nhận thức về BHXH tự nguyện chưa đầy đủ, hoặc do điều kiện kinh tế quá khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Bảo hiểm xã hội là chỗ dựa an sinh cho người cao tuổi
1. Chế độ người cao tuổi mới nhất 2023
Chế độ người cao tuổi là một trong những chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ các công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên trong trường hợp cần thiết, đảm bảo phù hợp với khả năng chỉ trả và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Các chế độ người cao tuổi mới nhất bao gồm:
1.1 Trợ cấp xã hội hàng tháng
Đây là một khoản tiền do Nhà nước trả hàng tháng cho người cao tuổi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 08/03/2021 của Chính phủ. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được tính bằng một tỷ lệ nhất định theo mức tiền lương tối thiểu vùng.
Người cao tuổi để được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng có thể trực tiếp đến làm hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn làm thực hiện thủ tục theo quy định.
1.2 Hỗ trợ bảo hiểm y tế
Đây là một khoản tiền do Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người cao tuổi để tham gia BHYT theo quy định của pháp luật. Mức hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước cho một số đối tượng người cao tuổi được quy định tại Điều 8 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.
1.3 Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh
Đây là một chính sách nhằm giúp người cao tuổi được khám chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Theo quy định tại Điều 13 Luật Người cao tuổi năm 2009, người cao tuổi được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập, được miễn hoặc giảm một phần chi phí khám chữa bệnh.
1.4 Chúc thọ, mừng thọ
Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm tri ân và kính trọng người cao tuổi. Theo quy định tại Điều 14 Luật Người cao tuổi năm 2009, Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi vào các dịp lễ Tết hoặc sinh nhật và có chính sách hỗ trợ cho Hội Người cao tuổi địa phương tổ chức hoạt động này.
1.5 Hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng
Đây là một chính sách an sinh xã hội nhằm giúp người cao tuổi được an táng một cách trang nghiêm và có sự tham gia của cộng đồng. Theo quy định tại Điều 15 Luật Người cao tuổi năm 2009, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho Hội Người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo hoặc không có người thân hoặc không có điều kiện để tổ chức tang lễ và mai táng.
Bên cạnh những quyền lợi kể trên, hiện nay người cao tuổi có điều kiện cũng có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện để được hưởng các quyền lợi về BHXH và BHYT theo quy định.
2. BHXH tự nguyện là chỗ dựa an sinh cho người cao tuổi
BHXH tự nguyện là chỗ dựa an sinh cho người cao tuổi? Điều này có đúng không? Khi tham gia BHXH tự nguyện người dân sẽ được hưởng lương hưu khi về già và không phải phụ thuộc quá nhiều vào con cháu. Mặt khác, người tham gia BHXH tự nguyện còn được hưởng bảo hiểm y tế khi nhận lương hưu, được hưởng chế độ tử tuất.
Thực tế cho thấy, những người tham gia BHXH tự nguyện khi về già được chăm sóc y tế tốt hơn, hưởng nhiều lợi ích hơn. Nhờ có lương hưu mà các nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng tốt mà không cần đến sự hỗ trợ khác. Người cao tuổi còn được lo cả hậu sự sau khi mất nên luôn có tinh thần thoải mái và sống lạc quan hơn rất nhiều.
3. Đẩy mạnh tham gia BHXH trong toàn dân
Ngày 18/8/2020, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2620/BHXH-BT gửi Bộ Tài chính về việc đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó mức hỗ trợ mới được đề nghị sẽ được nâng lên cụ thể là: Nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại.
Bên cạnh việc đề nghị nâng mức hỗ trợ thì kiến nghị mở rộng diện bao phủ BHXH đối với người lao động khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Theo Công văn số 2602/UBVĐXH14 ngày 18/3/2020 gửi Chính phủ) cũng rất khả thi. Theo đó số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện sẽ tăng đáng kể.
Lễ vận động tham gia BHXH tự nguyện trong toàn dân
Nếu Nhà nước hỗ trợ theo mức đề nghị này thì: Số người tham gia BHXH tự nguyện dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 3,6 triệu người; đến năm 2030 dự kiến đạt 8,9 triệu người; Số tiền chi hỗ trợ tăng dần từng năm đến năm 2025 ở mức 1.167 tỷ đồng (chiếm 0,3% chi cho an sinh xã hội) và đến năm 2030 ở mức 3.141 tỷ đồng (chiếm 0,71% chi cho an sinh xã hội).
Ngoài ra, chúng ta cần nỗ lực nghiên cứu tiếp tục đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện. Phối hợp tốt với Bộ, ngành liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện. Thực hiện theo hướng giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu và bổ sung các chế độ BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt.
Với mức hỗ trợ mới sẽ phần nào giải quyết được tình trạng người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo để nhiều người có đủ khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Hạn chế được số người đang tham gia nhưng vì không có điều kiện tiếp tục tham gia đã phải dừng đóng hoặc hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần. Hướng người dân tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lợi ích cao nhất, có lương hưu khi về già.
Như vậy, để BHXH tự nguyện là chỗ dựa an sinh cho người cao tuổi, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Những đóng góp nhằm tăng tính hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn nữa cho người tham gia cần được triển khai và đẩy mạnh hơn nữa.
Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng đã có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.