CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần và công thức tính chi tiết

Bởi ebh.vn - 23/12/2019

Theo luật mới, căn cứ vào bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần người lao động có thể tính chính xác mức hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần của mình tại thời điểm nghỉ theo quy định. Trong nhiều trường hợp nhận BHXH một lần sẽ có lợi hơn so với nhận lương hưu chứ không hoàn toàn là thua thiệt.

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần 1

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần và cách tính BHXH một lần. 

Các trường hợp người lao động muốn nhận BHXH một lần thường là công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu, người ra nước ngoài định cư, người mắc các bệnh hiểm nghèo, hoặc đối tượng lao động chưa đủ 20 năm tham gia BHXH.

I. Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH 1 lần

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH 1 lần được dùng làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Mbqtl) được tính như sau:

Mbqtl =  [Số tháng đóng BHXH x (Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) ] / Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó chỉ số: 

Tiền lương tháng đóng BHXH

sau điều chỉnh của từng năm 

= Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm

Căn cứ vào Điều 2, Điều 3, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định về bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần áp dụng cho các đối tượng được quy định cụ thể trong Thông tư này.

Theo nội dung quy định tại Điều 2, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần
Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh
Trước 1995 4.72 2007 2.28
1995 4.01 2008 1.86
1996 3.79 2009 1.74
1997 3.67 2010 1.59
1998 3.41 2011 1.34
1999 3.26 2012 1.23
2000 3.32 2013 1.15
2001 3.33 2014 1.11
2002 3.20 2015 1.10
2003 3.10 2016 1.07
2004 2.88 2017 1.04
2005 2.66 2018 1.00
2006 2.47 2020 1.00

Áp dụng cho đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH.

Căn cứ theo nội dung Điều 3, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần
Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh
2008 1.86 2014 1.11
2009 1.74 2015 1.10
2010 1.59 2016 1.07
2011 1.34 2017 1.04
2012 1.23 2018 1.00
2013 1.15 2019 1.00

 Áp dụng cho đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH.

Các đối tượng người lao động được tính theo bảng này là các đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định. Thường là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, người tham gia BHXH một lần, hoặc người bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019.

II. Cách tính bảo hiểm xã hội một lần

Cách tính BHXH một lần căn cứ vào nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định trợ cấp BHXH 1 lần được chi trả dựa trên 2 yếu tố.

  1. Thời gian người lao động tham gia BHXH
  2. Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức hưởng BHXH một lần = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần

Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần xem chi tiết 

Lưu ý mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Sau khi hoàn thành hồ sơ và các thủ tục cần thiết để hưởng BHXH 1 và nộp hồ sơ theo quy định bạn phải chờ để giải quyết hồ sơ. Căn cứ vào Điều 110, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người đủ điều kiện hưởng, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm cho người lao động.

Cách tính BHXH một lần dựa trên bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần được áp dụng kể từ ngày 1/1/2019 (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH) sẽ nhiều bước hơn. Người lao động cần cân nhắc, tính toán trước khi quyết định hưởng mức bảo hiểm xã hội 1 lần thay cho hưởng lương hưu sao cho có lợi nhất.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc bảng hệ số trượt giá chi tiết góp phần hỗ trợ người lao động trong việc tính mức hưởng BHXH 1 lần theo đúng quy định của Pháp luật. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất thông qua bài viết nay. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đóng góp ý kiến hãy để lại lời nhắn Bảo hiểm xã hội điện tử eBH luôn sãn sàng hỗ trợ.

✅ Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu