CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Việt kiều có mua bảo hiểm y tế được không?

Bởi ebh.vn - 23/09/2024

Việt kiều có mua bảo hiểm y tế được không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh số lượng Việt kiều ngày càng nhiều và nhu cầu BHYT cũng tăng lên đáng kể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về chính sách BHYT cho Việt kiều.

Việt Kiều được phép mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Việt Kiều được phép mua bảo hiểm y tế tại Việt Nam

1. Việt kiều có mua bảo hiểm y tế được không?

Hiện nay, Việt kiều thường bị nhầm lẫn với người gốc "Việt" tuy nhiên đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Việt kiều là thuật ngữ dùng để chỉ những công dân Việt Nam sinh ra tại Việt Nam nhưng vì một số lý do như học tập, công việc… nên họ di chuyển sang nước ngoài để sinh sống/làm việc/học tập. Trong khi đó, người gốc "Việt" có thể không là công dân Việt Nam, họ là người sinh ra tại nước ngoài, nhưng có huyết thống (bố mẹ, tổ tiên) là người Việt Nam.

Như vậy, Việt kiều vẫn được coi là Công dân Việt Nam (nếu chưa hủy quốc tịch) trong khi đó người gốc Việt vẫn bị coi là "là người nước ngoài" (nếu chưa nhập tịch Việt Nam).

Do vậy, theo quy định hiện hành thì Việt kiều có được mua bảo hiểm y tế nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo hình thức mà người đó lựa chọn tham gia.

Có 2 hình thức tham gia/mua BHYT dành cho Việt kiều gồm:

(1) Tham gia BHYT tự nguyện theo diện hộ gia đình: Điều kiện tham gia là công dân Việt Nam và phải đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên và chỉ được tham gia theo diện hộ gia đình (trong đó các thành viên cùng đăng ký thường trú, tạm trú đủ điều kiện đều phải tham gia).

Như vậy, không phải mọi đối tượng là Việt kiều thì đều có thể tham gia BHYT mà chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhưng hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Việt nam thì mới thuộc đối tượng tham gia BHYT. 

(2) Việt kiều ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn/ hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc làm quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương tại doanh nghiệp. Trường hợp này, cả Việt kiều và người sử dụng lao động đều phải tham gia BHYT bắt buộc theo quy định.

Trường hợp người gốc Việt chưa nhập quốc tịch, hiện đang sinh sống tại Việt Nam thì có thể tham gia/mua Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài theo quy định để hưởng các quyền lợi BHYT.

Thủ tục mua BHYT đối với Việt kiều

Thủ tục mua BHYT đối với Việt kiều

2. Hướng dẫn thủ tục mua bảo hiểm y tế cho Việt kiều

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, Việt kiều khi tham gia bảo hiểm y tế, cần thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia.

Hồ sơ bao gồm: Đơn yêu cầu tham gia BHYT là Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS.

Ngoài ra, cần chuẩn bị Căn cước công dân (CCCD) hoặc Chứng minh nhân dân (CMND) để chứng minh nhân thân với Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và thanh toán phí là tiền đóng BHYT cho tổ chức/cơ quan tiếp nhận.

Nếu mua theo diện hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền tại đại lý thu hoặc cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú. Bạn có thể mua BHYT hộ gia đình trực tiếp tại các tổ chức dịch vụ thu BHXH hoặc đăng ký online và chuyển khoản vào số tài khoản ngân hàng.

Nếu mua theo diện doanh nghiệp: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp hoặc đơn vị đang làm việc. Doanh nghiệp lập danh sách người tham gia và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quản lý.

Bước 3: Nhận thẻ BHYT: Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT cho Việt kiều trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Việt kiều nhận thẻ BHYT trực tiếp tại điểm/đại lý thu BHYT/cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ hoặc nhận qua đường bưu điện theo phương thức nhận đã đăng ký trong tờ khai trước đó. Nếu tham gia BHYT theo diện người lao động, Việt kiều nhận lại thẻ BHYT tại đơn vị, doanh nghiệp.

3. Mức đóng BHYT đối với Việt kiều

Trường hợp 1: Việt kiều lựa chọn hình thức tham gia BHYT tự nguyện theo diện hộ gia đình. Mức đóng sẽ phụ thuộc vào số thành viên (cùng đăng ký cư trú, tạm trú hợp pháp) cùng tham gia và mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở là 2.340.000 VNĐ/Tháng. Mức đóng BHYT của Việt kiều nếu người đó tham gia BHYT tự nguyện được tính như sau:

(1) Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 105.300 đồng/tháng hoặc 1.263.600 đồng/năm.

(2) Người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất, tương đương 73.710 đồng/tháng hoặc 884.520 đồng/năm.

(3) Người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất, tương đương 63.180 đồng/tháng hoặc 758.160 đồng/năm.

(4) Người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất, tương đương 52.650 đồng/tháng hoặc 631.800 đồng/năm.

(5) Từ người thứ năm trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất, tương đương 42.120 đồng/tháng hoặc 505.440 đồng/năm.

Người nộp tiền BHYT  hộ gia đình có thể lựa chọn phương thức đóng hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tại các điểm/đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH huyện nơi Việt kiều đăng ký cư trú.

Như vậy, Việt kiều có người cùng cư trú, tạm trú cùng tham gia BHYT càng đông thì mức đóng càng giảm. Nếu Việt kiều có một mình cũng hoàn toàn có thể mua BHYT một người để được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Trường hợp 2: Việt kiều là người lao động tham gia BHYT bắt buộc, mức đóng BHYT hàng tháng được trích đóng theo tỷ lệ mức tiền lương tháng đóng BHXH. Năm 2024, người lao động đóng 1,5% trong khi đó Doanh nghiệp đóng 3% vào quỹ BHYT.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về việc Việt kiều có mua bảo hiểm y tế được không? Điều này là hoàn toàn có thể. Việc mua BHYT sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình của người tham gia. Nếu bạn có những thắc nắc cần được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH BHYT của BHXH Việt Nam 1900 9068 để được giúp đỡ.

Nguyệt Nga

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu