Những thay đổi mới trong bộ luật bảo hiểm y tế năm 2020
Luật bảo hiểm y tế có nhiều thay đổi trong năm 2020 khi một số văn bản pháp luật chính thức được áp dụng. Thông tin mới nhất về luật BHYT người lao động tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tổng hợp những thông tin mới nhất về Luật BHYT năm 2020
1. Không in thời hạn sử dụng trên thẻ BHYT
Quy định không ghi thời điểm hết hạn sử dụng của thẻ BHYT được hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST ngày 08/8/2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số BHXH.
Theo đó, từ ngày 01/8/2017, thời hạn sử dụng thẻ BHYT: chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../....” thay vì ghi thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm như trước đây. Vì vậy, để biết chính xác hạn sử dụng thẻ BHYT của mình là ngày/tháng/năm nào, người tham gia có thể tra cứu BHYT qua tin nhắn SMS hoặc tra cứu trực tuyến trên website Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Công văn 384/BHXH-CSXH về triển khai các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng khẳng định, sẽ triển khai thực hiện thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ giấy ngay trong năm 2018.
2. Cấp lại thẻ BHYT trong 24 giờ
Từ năm 2019, thời hạn giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế rút từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Từ ngày 1/1/2019, luật bảo hiểm y tế mới nhất quy định thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT được thực hiện trong ngày (24 giờ). Cũng theo lộ trình trên, trường hợp thay đổi thông tin sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày. Việc cấp lại, đổi thẻ được thực hiện tại cơ quan BHXH quản lý thu và cấp thẻ BHYT trước đó.
Điều kiện hưởng BHYT 100% chi phí khám chữa bệnh mới nhất
3. Điều kiện mới để được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh
Căn cứ theo Điểm d, Khoản 1 Điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Từ ngày 01/07/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi nêu trên (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).
4. Tăng mức đóng BHYT với nhiều đối tượng
Theo Nghị quyết 70/2017/QH14 quy định từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/ tháng. Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 1462018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng sau đây bằng 4,5% mức lương cơ sở. Cụ thể như:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định.
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định về hộ gia đình như sau:
-
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
-
Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
-
Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
-
Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
-
Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã thông tin chi tiết đến người lao động về các quy định về luật BHYT mới nhất. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động.