Điều kiện cần thiết để thực hiện khai bảo hiểm xã hội điện tử
Hiện nay, việc triển khai cách thức khai bảo hiểm xã hội điện tử đã được thực hiện tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với tỉ lệ giao dịch BHXH điện tử ngày càng tăng. Theo báo cáo tại Hội nghị cung cấp thông tin về kết quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, tính tới thời điểm này, một số BHXH các tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ qua giao dịch điện tử trên 90% như: Trà Vinh, Tuyên Quang, Đồng Nai, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên, Quảng Bình, Điện Biên.
Vậy để khai bảo hiểm xã hội thông qua phương thức điện tử, các doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Để kê khai BHXH điện tử doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện gì?
1. Chữ ký số - USB Token
Để có thể thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Doanh nghiệp cần thiết phải sở hữu một chữ ký số hợp pháp. Chữ ký số (hay còn được gọi đồng nhất là chữ ký điện tử) là một dạng thông tin đi kèm với văn bản nhằm mục đích xác định người tạo lập, chịu trách nhiệm về dữ liệu đó và được thừa nhận về mặt pháp lý. Phương pháp sử dụng chữ ký số trong các văn bản điện tử được coi là phương án giải quyết tốt nhất mọi vấn đề khi giao dịch trên môi trường Internet và đây cũng là cách thức hữu hiệu khi áp dụng vào các lĩnh vực bảo mật cao khác.
Trong khai bảo hiểm xã hội, chữ ký số của các doanh nghiệp sẽ được sử dụng để thực hiện hai nhiệm vụ chính:
-
Thực hiện việc đăng ký giao dịch BHXH điện tử với cơ quan BHXH Việt Nam
-
Thực hiện việc nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH sau khi đã hoàn thành các bước nhập liệu
2. Hệ thống máy tính có kết nối internet
Máy tính có kết nối internet là công cụ bắt buộc không thể thiếu trong quá trình thực hiện việc khai bảo hiểm xã hội điện tử. Khi khai BHXH, người phụ trách công tác bảo hiểm tại các đơn vị sử dụng lao động, các doanh nghiệp sẽ sử dụng hệ thống máy tính và gửi trực tiếp hồ sơ tới cơ quan BHXH Việt Nam. Song song với quá trình gửi hồ sơ, quá trình tiếp nhận hồ sơ cũng như giải quyết hồ sơ, thủ tục giữa cơ quan BHXH Việt Nam với người khai nộp cũng sẽ được thực hiện trực tiếp thông qua hệ thống internet.
3. Phần mềm bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp thực hiện khai BHXH trên phần mềm bảo hiểm.
Cũng như chữ ký số và hệ thống máy tính có kết nối internet, phần mềm hỗ trợ khai bảo hiểm xã hội điện tử cũng là phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Phần mềm bảo hiểm xã hội là công cụ giúp người sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ BHXH điện tử với cơ quan BHXH Việt Nam thông qua nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng I-VAN. Với việc sử dụng phần mềm khai BHXH điện tử, đơn vị sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ tối ưu trong việc thực hiện các nghiệp vụ kê khai BHXH theo đúng quy trình của cơ quan quản lý BHXH.
4. Phần mềm eBH - phần mềm bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp
Phần mềm eBH là công cụ bảo hiểm xã hội điện tử triển khai theo mô hình I-VAN của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và được BHXH Việt Nam chính thức ký hợp đồng triển khai sử dụng số 04092015/HĐ-BHXH-TSD vào ngày 07/09/2015. Phần mềm kê khai BHXH điện tử EBH được phát triển bởi nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng I-VAN Thái Sơn - đơn vị đã có trên 12 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ truyền nhận dữ liệu cho doanh nghiệp trong lĩnh vực khai hải quan điện tử và khai thuế điện tử…
>> Đăng ký dùng thử phần mềm bảo hiểm xã hội miễn phí >> TẠI ĐÂY
Sau khi chính thức ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khai bảo hiểm điện tử I-VAN với cơ quan bảo hiểm vào ngày 17/9/2015, Thái Sơn cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH Việt Nam trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ I-VAN nhằm hỗ trợ kịp thời nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người sử dụng lao động trong quá trình tham gia thủ tục BHXH điện tử thông qua dịch vụ I-VAN trên toàn quốc, góp phần tích cực trong kế hoạch hiện đại hóa của BHXH Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN >> Những lưu ý trong quá trình kê khai BHXH điện tử