CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

08 trường hợp người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước

Bởi ebh.vn - 06/01/2021

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020 đề cập đến những quy định riêng đối với người lao động là người giúp việc gia đình. Trong đó có 8 trường hợp đặc biệt người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước.

8 trường hợp người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước.

8 trường hợp người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước.

1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Nghị định khi nhận người lao động vào làm người giúp việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 và Khoản 1, Điều 162, của Bộ luật Lao động.

Ngoài ra, Căn cứ theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 89, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì cả người lao động là người giúp việc và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp không phải báo trước theo quy định tại Nghị định này.

2. Chi tiết 8 trường hợp người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước

Các trường hợp người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước được quy định tại Điểm d1, Khoản 1, Điều 89, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể các trường hợp đó là:

03 trường hợp trước đó phải báo trước 3 ngày:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;

  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 97, của Bộ luật Lao động;

  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

02 trường hợp giữ nguyên như quy định cũ:

  • Bị cưỡng bức lao động;

  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

03 trường hợp mới hoàn toàn:

  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1, Điều 138, Bộ luật Lao động;

  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, Bộ luật Lao động trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Người giúp việc có thể nghỉ việc không cần báo trước

Trường hợp người giúp việc mang thai phải nghỉ việc theo quy định.

Như vậy, theo Nghị định mới quy định riêng cho người lao động là người giúp việc gia đình có 8 trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, trong đó có: 03 trường hợp trước đó phải báo trước 3 ngày; 02 trường hợp giữ nguyên như quy định cũ; 03 trường hợp mới hoàn toàn. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước nếu:

  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31, Bộ luật Lao động.

  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/02/2020 do đó người lao động là người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý.

Trên đây là chia sẻ của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về các trường hợp người giúp việc nghỉ việc không cần báo trước. Người lao động có thể truy cập website: https://ebh.vn để cập nhật thêm các thông tin mới, hữu ích và các chính sách liên quan đến BHXH cho người lao động.

TIN LIÊN QUAN

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu