CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Đề xuất rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bởi ebh.vn - 27/04/2021

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Trong đó, đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu được đặc biệt quan tâm.

rút ngắn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

 Đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

Theo quy định tại Điều 219, Bộ luật lao động 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động phải đáp ứng điều kiện đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đảm bảo độ tuổi nghỉ hưu theo quy định để được hưởng lương hưu. Với điều kiện này nhiều người lao động rất khó có thể được hưởng lương hưu khi về già.

Thực tế, tính đến năm 2020, mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn gần 32 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH. Cụ thể, tính đến cuối 2020, Việt Nam có khoảng trên 3,1 triệu người đang được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng trong tổng số 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (từ 55 tuổi trở lên đối với nữ; từ 60 tuổi trở lên đối với nam) chỉ chiếm 22,1%.

Nếu tính cả 1,8 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí thì tổng cộng có khoảng gần 5 triệu người (chiếm 35%) được hưởng các khoản trợ cấp hàng tháng.

Có thể thấy vẫn còn khoảng 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống BHXH hoặc tầng an sinh xã hội nào khác, chiếm khoảng 65%. Con số chưa được hỗ trợ này vẫn còn rất lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an sinh xã hội.

Bộ cũng phân tích nguyên nhân của tình trạng tham gia BHXH ít và chưa được hưởng các chính sách hưu trí một phần lớn là do thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí dài. Để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí người lao động phải có đủ 20 năm tham gia BHXH, trong quá trình tham gia nhiều người từ bỏ vì không có khả năng tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu.

Trong khi đó, tại nhiều quốc gia chỉ quy định thời gian tham gia BHXH là 10 năm đã đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mức lương hưu với điều kiện này tuy thấp nhưng sẽ vẫn tốt hơn phương án chuyển sang hưởng trợ cấp tuổi già hay lương hưu xã hội (tầng BHXH phổ quát) do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Để đảm bảo cho mục tiêu đến năm 2021 có khoảng 45% và đến năm 2025 có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội (được nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW) sẽ là một thách thức rất lớn trong tình hình điều kiện hưởng lương hưu hiện tại.

Đề xuất mới giúp nhiều người lao động đạt điều kiện hưởng BHXH khi về già.

Đề xuất mới giúp nhiều người lao động đạt điều kiện hưởng BHXH khi về già.

Xuất phát từ nhiều lý do nêu trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là rất cần thiết trong hiện nay. Cụ thể đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm và tiến tới chỉ còn 10 năm. Việc này sẽ giúp nhiều người lao động đạt điều kiện hưởng BHXH khi về già, giảm tình trạng nhận BHXH 1 lần và hạn chế việc ngừng tham gia BHXH giữa chừng.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất các phương án hỗ trợ người lao động với nhiều lợi ích hơn khi tham gia BHXH. Sửa đổi bổ sung một vài vấn đề liên quan đến chế độ lương hưu gồm: Sửa đổi công thức tính lương hưu; bổ sung quy định tính tháng lẻ giai đoạn trước 2014 để tính hưởng BHXH một lần; bổ sung quy định việc điều chỉnh lương hưu có quan tâm đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu.

Theo dự tính của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nếu các phương án trên được thực thi sẽ khuyến khích người dân tham gia BHXH đáng kể. Từ đó làm tăng nguồn thu vào Quỹ BHXH ngắn hạn và trung hạn, các nguồn chi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng sẽ tăng.

Dự thảo lấy ý kiến đến ngày 16/6/2021, dự kiến, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội xem xét lần đầu tại kỳ họp tháng 12/2022 của Quốc hội khóa XV, nếu thuận lợi sẽ thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023 và có hiệu lực từ 1/1/2024.

Như vậy, nếu đề xuất rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu được thực hiện sẽ giúp người lao động dễ dàng đạt điều kiện hưởng lương hưu. Người lao động khi về già được hưởng chế độ an sinh tốt hơn, không phải phụ thuộc quá nhiều vào con cháu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

04 quy định ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lương hưu năm 2021

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu