CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Quy định tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 tại Nghị định số 135/2020

Bởi ebh.vn - 27/11/2020

Nghị định số 135/2020/NĐ-CP chính thức được ban hành quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu tại Bộ luật lao động 2019. Tại Nghị định nêu rõ tuổi nghỉ hưu ứng với từng năm và chi tiết các trường hợp nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, các trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với quy định.

Ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu của NLĐ từ 1/1/2021.

Ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu của NLĐ từ 1/1/2021.

1. Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu

Ngày 18/11/2020 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu tại Bộ luật Lao động 2019 từ 1/1/2021. Theo Nghị định mới này độ tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng theo lộ trình, quy định chi tiết mức tăng của từng năm.

Trước đó, tại Điều 169, Bộ luật lao động 2019 người lao động đã biết đến lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, khi Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được ban hành, lộ trình này được quy định chi tiết từng năm với cả lao động nam và lao động nữ.

Bên cạnh đó, người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội là những đối tượng trực tiếp áp dụng Nghị định. Các đối tượng này cần hết sức lưu ý, cập nhật thông tin về độ tuổi lao động mới để có thể tính toán thời gian nghỉ hưu cho mình.

2. Quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu theo lộ trình tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được phân ra làm 3 mục chính như sau: 

2.1 Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Tại Khoản 2, Điều 169, Bộ luật lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu mới bắt đầu từ 1/1/2021 như sau:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ  vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Cụ thể, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu này tại Điều 4, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được thể hiện trong bảng dưới đây:

Quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu từ năm 2021

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động từ năm 2021 - Nguồn: Báo lao động

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ bắt đầu từ năm 2021 với độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Lộ trình này kết thúc vào năm 2028 (nghỉ hưu ở độ tuổi 62) đối với lao động nam và năm 2035 (nghỉ hưu ở độ tuổi 60) đối với lao động nữ.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kết thúc vào năm 2028.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kết thúc vào năm 2035 đối với lao động nữ

2.2 Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Tại Khoản 3, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau: 

"3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Cụ thể, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Điều 5, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP như bảng sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động từ năm 2021.

Ngoài ra theo Nghị định mới còn quy định chi tiết các trường hợp được nghỉ hưu sớm (tuổi nghỉ hưu thấp hơn) gồm các trường hợp:

a) NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

b) NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/ 01/2021.

c) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

d) NLĐ có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

Lưu ý: Người lao động muốn nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu cần đối chiếu với các trường hợp trên. Nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sẽ được nghỉ hưu sớm trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

2.3 Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Bên cạnh quy định về tuổi nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thì Nghị định cũng quy định chi tiết trường hợp nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường. 

Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.

Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.

Căn cứ theo Điều 6, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết theo Khoản 4, Điều 169, Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • NLĐ có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

  • Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ BHXH đối với NLĐ được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về BHXH.

Như vậy, trong trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa muốn nghỉ hưu có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, độ tuổi nghỉ hưu cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.

3. Hiệu lực thi hành của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP

Căn cứ theo Điều 8, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định trước đây trái với Nghị định này và các quy định sau đây hết hiệu lực:

  • Điều 6; khoản 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

  • Điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

  • Các điểm a, b khoản 1 Điều 8; khoản 3 Điều 9 và khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Trên đây là nội dung chính của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu từ năm 2021. Người lao động, đơn vị, doanh nghiệp  cùng các ban ngành liên quan cần nắm rõ để có thể chủ động thực hiện theo. Mọi thắc mắc về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu hoặc liên quan đến các nghiệp vụ BHXH điện tử quý doanh nghiệp và bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ theo đường dây nóng trung tâm hỗ trợ khách hàng phần mềm eBH: 1900558873 để được hỗ trợ tốt nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu