Quốc hội thông qua bộ luật Lao động sửa đổi, tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Sau quá trình thảo luận với 90,06% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua bộ luật Lao động sửa đổi, trong đó quy định: Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ năm 2021.
“Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với người lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ”.
Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động 2012, tăng tuổi nghỉ hưu. Ảnh: Minh Đạt.
Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: “Việc điều chỉnh tuổi hưu là xu thế chung của thế giới nhưng cũng chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ quốc gia nào vì nó tác động rất lớn đến hàng chục triệu người lao động”.
Trước đó, căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012, lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi và lao động nữ đủ 55 tuổi. Việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu nhằm đảm bảo tính bền vững của quỹ an sinh xã hội nói chung và quỹ hưu trí nói chung trước thách thức già hóa dân số.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội để cân bằng hơn giữa mức đóng và mức hưởng cho phù hợp. Nếu như trước năm 2010, mức đóng của người sử dụng lao động chỉ có 11% và người lao động 5% thì với sự thay đổi này, người sử dụng lao động phải đóng trên 14% và người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí này. Mức đóng hiện nay cũng phải trên tổng thu nhập chứ không chỉ có tiền lương.
Bản chất, quyết định tăng tuổi nghỉ hưu là tăng thời gian đóng về mức hưởng chúng ta cũng đang phải điều chỉnh dần. Ví dụ, trước đây đóng 15 năm được hưởng 45%, từ năm 2018 bắt đầu quá trình điều chỉnh lên dần. Để hưởng mức tối đa thì lao động nam phải đóng đủ 30 năm và nữ là 25 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mới được hưởng mức tối đa 75%, nếu thời gian đóng ít hơn thì không được hưởng mức tối đa đó.
Bên cạnh việc tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ luật Lao động vừa được thông qua còn có nhiều nội dung mới, đáng chú ý khác tác động đến đông đảo người lao động trên cả nước. Để nắm được các thông tin mới nhất về Bộ luật lao động và các thay đổi về chế độ bảo hiểm xã hội mời các bạn theo dõi và đón đọc các thông tin mới nhất do “Bảo hiểm xã hội điện tử eBH”.
Tin liên quan: