CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Thông tin người độc thân sẽ bị đánh thuế có đúng không?

Bởi ebh.vn - 18/09/2024

Người độc thân trong xã hội Việt Nam ngày đang có chiều hướng gia tăng, điều này làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động trong tương lai và làm trầm trọng thêm tình trạng già hóa dân số. Trước tình trạng này có thông tin người độc thân sẽ bị đánh thuế có đúng không? Thực hư của điều này ra sao? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người độc thân bị đánh thuế tại Việt Nam là không chính xác

Người độc thân bị đánh thuế tại Việt Nam là không chính xác

1. Người độc thân sẽ bị đánh thuế có đúng không?

Hiện tại, ở Việt Nam không có quy định nào về việc người độc thân sẽ bị đánh thuế. Thông tin về "đánh thuế đối với người độc thân" là không chính xác. Pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào xử phạt người không kết hôn hoặc đánh thuế người độc thân.

Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt rõ 2 khái niệm người độc thân đóng thuế và thuế đối với người độc thân (gọi tắt là "thuế độc thân"). Theo đó, người độc thân là tình trạng của người trong độ tuổi trưởng thành nhưng chưa kết hôn hoặc họ lựa chọn lối sống không có mối quan hệ hôn nhân. 

Trường hợp người độc thân là người lao động tham gia làm việc và có tạo ra thu nhập chịu thuế thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đây là điều hoàn toàn bình thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công dân đối với Nhà nước. Do vậy thông tin "người độc thân phải đóng thuế" là đúng nếu người đó thuộc đối tượng chịu thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, thuế độc thân có thể hiểu là một loại Thuế áp dụng dành riêng đối với "người độc thân" nhằm mục đích tạo áp lực để khuyến khích người độc thân trong độ tuổi kết hôn có thể kết hôn sớm và sinh con, đảm bảo duy trì tỷ lệ lực lượng lao động trong tương lai và ngăn chặn sớm tình trạng già hóa dân số đã và đang xảy ra tại các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

1.1 Thực hư về việc đánh thuế người độc thân tại Việt Nam

Thông tin về việc "độc thân sẽ bị phạt" hoặc "bị đánh thuế độc thân" xuất phát từ sự hiểu nhầm văn bản trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cụ thể, trong Công văn 4737/BYT-VPB1 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời kiến nghị của cử tri TP. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Bộ trưởng chỉ nhắc lại một giải pháp nằm trong Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030. Giải pháp này khuyến nghị thử nghiệm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội đối với những cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn, nhưng không hề bắt buộc và không liên quan đến hình phạt hay thuế.

Do đó, xuyên suốt văn bản trả lời của Bộ Y tế, không có bất kỳ câu từ nào đề cập đến việc phạt hay đánh thuế người độc thân chưa kết hôn. Tóm lại, độc thân là quyền của mỗi cá nhân, và người độc thân sẽ không bị xử phạt hay chịu "thuế độc thân".

Theo quy định hiện hành, kết hôn là quyền tự do cá nhân của mỗi công dân và pháp luật không có bất kỳ điều khoản nào bắt buộc người dân phải kết hôn. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng không quy định bất kỳ hình thức xử phạt nào đối với những người không kết hôn, và không có loại thuế nào mang tên "thuế độc thân".

Vì vậy, người độc thân hoàn toàn không bị phạt vì không kết hôn và chắc chắn không phải chịu loại thuế nào liên quan đến trạng thái hôn nhân này.

Thuế độc thân được nhiều quốc gia phát triển áp dụng

Thuế độc thân được nhiều quốc gia phát triển áp dụng

2. Tại các quốc gia khác người độc thân có bị đánh thuế?

Tại các quốc gia phát triển, nơi phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số, nhiều nơi đã đánh thuế với người độc thân.

Nhiều quốc gia áp dụng thuế đối với người độc thân vì nhiều lý do khác nhau, nhằm mục đích chủ yếu là đạt được những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội như sau:

(1) Khuyến khích kết hôn và sinh con thông qua việc đánh thuế người độc thân.

Khi đánh thuế người độc thân, các quốc gia tạo ra động lực để những cá nhân này xem xét việc kết hôn và sinh con, từ đó góp phần tăng tỷ lệ sinh. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực từ vấn đề dân số già mà còn bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống về gia đình. Khi tỷ lệ sinh tăng lên, các quốc gia có thể giảm bớt nỗi lo về sự suy giảm lực lượng lao động, đảm bảo tính bền vững cho tương lai.

(2) Tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia thông qua việc đánh thuế người độc thân.

Việc áp thuế lên người độc thân có bị đánh thuế là một phương thức để các quốc gia tăng thêm nguồn thu. Số tiền thuế thu được từ đối tượng này có thể giúp chính phủ chi trả cho các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách eo hẹp và nhu cầu tài chính ngày càng gia tăng.

Ngoài những lý do trên, nhiều quốc gia còn đánh thuế người độc thân nhằm thúc đẩy và củng cố các giá trị văn hóa, xã hội. Một số quốc gia muốn khuyến khích các chuẩn mực gia đình truyền thống, hoặc phản ánh quan điểm chính trị về tầm quan trọng của gia đình trong xã hội. Những yếu tố này góp phần ảnh hưởng đến cách các chính sách thuế được thiết lập, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển dài hạn.

2.1 Áp thuế độc thân như thế nào?

Việc áp đặt thuế đối với những người độc thân đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi tại nhiều quốc gia. Theo đó, các nước như Mỹ, một số quốc gia châu Âu (Bỉ, Đức, Áo, Pháp, Italy) đã và đang áp dụng các chính sách thuế khác nhau.

Trong đó, người độc thân thường phải chịu mức thuế cao hơn so với những người đã kết hôn và có gia đình. Mục tiêu của các chính sách này thường được cho là nhằm khuyến khích mọi người kết hôn, sinh con và góp phần vào sự ổn định của xã hội.

Ngoài ra, thuế  độc thân còn được áp dụng dưới nhiều hình thức khác như:

(1) Chi phí cố định cho hộ gia đình (người độc thân vẫn phải trả tương tự mà không có ai chia sẻ).

(2) Giá tiền thuê nhà cao: người độc thân phải chi trả phí thuê nhà hàng năm trên đầu người cao gấp đôi hoặc gấp rưỡi các cặp đôi hoặc hộ gia đình tại các thành phố lớn.

(3) Các hình thức mua chung, sử dụng chung bao gồm hàng hóa, dịch vụ mang lại chi phí thấp hơn cho người dùng khi mua theo gói gia đình.

Tại Mỹ, mức thuế đối với người độc thân tại các thành phố lớn như New York, San Francisco thường cao hơn đáng kể so với những người sống chung với bạn đời. Điều này khiến nhiều người trẻ cảm thấy áp lực phải kết hôn sớm, bất chấp việc chưa sẵn sàng. Các nhà xã hội học cho rằng, chính sách này có thể dẫn đến việc nhiều người kết hôn vì lý do kinh tế hơn là tình yêu, từ đó gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Chính sách khuyến khích người độc thân tại Việt Nam kết hôn, sinh con

Chính sách khuyến khích người độc thân tại Việt Nam kết hôn, sinh con

3. Giải pháp khuyến khích người độc thân kết hôn

Nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp, do đó đã triển khai các chính sách khuyến khích kết hôn và tăng tỷ lệ sinh nhằm cân bằng cơ cấu dân số và duy trì lực lượng lao động. Các chính sách khuyến khích phổ biến hiện nay thường bao gồm:

(1) Hỗ trợ tài chính cho cặp đôi, vợ chồng sinh con. Các cặp đôi kết hôn và sinh con được hưởng các khoản tiền trợ cấp bằng tiền mặt hoặc hỗ trợ chi phí y tế, chăm sóc trẻ em.

Ví dụ: Tại Đức, Chính phủ cung cấp tiền trợ cấp nuôi dưỡng cho mỗi đứa trẻ được sinh ra và hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt cho mỗi đứa trẻ đến đủ độ tuổi trưởng thành. 

(2) Chế độ nghỉ thai sản và chăm sóc trẻ tốt hơn. Chính phủ cung cấp thời gian nghỉ thai sản, nghỉ chăm sóc con dài hơn và đảm bảo mức lương trong thời gian nghỉ. Các chính sách này giúp cha mẹ có thêm thời gian chăm sóc con cái và giảm áp lực tài chính.

(3) Chính sách ưu đãi về sở hữu Nhà ở cho người trẻ. Quốc gia cần cung cấp hỗ trợ về nhà ở hoặc vay mua nhà với lãi suất thấp cho các cặp đôi kết hôn và có con, tạo điều kiện cho họ xây dựng cuộc sống gia đình ổn định.

(4) Giảm thuế và ưu đãi tài chính. Các gia đình có con được giảm thuế thu nhập cá nhân hoặc được hưởng các khoản ưu đãi tài chính khác nhằm tăng sức mua và cải thiện điều kiện sống.

(5) Dịch vụ chăm sóc trẻ em và giáo dục. Chính phủ cần đầu tư vào hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo và giáo dục công chất lượng cao với chi phí thấp hoặc miễn phí, giúp cha mẹ yên tâm làm việc và đảm bảo con cái được giáo dục tốt từ sớm.

Những chính sách này không chỉ góp phần tăng tỷ lệ kết hôn và sinh con mà còn giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng thế hệ tương lai. Việt Nam có thể sẽ đưa vào áp dụng một số chính sách trong bối cảnh đối mặt với tỷ lệ sinh giảm trong tương lai.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH trước việc người độc thân tại Việt Nam bị đánh thuế trong tương lai. Hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho mình.

Mạnh Hùng

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu