CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Lương và phụ cấp của người nghỉ hưu sớm năm 2017

Bởi ebh.vn - 25/04/2017

Rất nhiều người lao động thắc mắc về vấn đề lương và phụ cấp khi nghỉ hưu sớm trong năm 2017 này. Cụ thể mức hưởng bảo hiểm có được giải quyết một lần hay không? Nghỉ hưu sớm về chế độ chinh sách sẽ được hưởng những gì? Hãy cùng BHXH điện tử tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

mức hưởng lương hưu

Người lao động cần khai báo đầy đủ thông tin

Câu hỏi cụ thể như sau: Tôi sinh năm 1962 (nam giới), do đi làm muộn nên đóng BHXH từ năm 1998 đến nay 2017 vừa đủ 20 năm. Nay tôi chỉ 55 tuổi, nếu vì sức khỏe và nghỉ hưu sớm trong năm 2017 thì mức hưởng bảo hiểm của tôi được bao nhiêu? Trường hợp giải quyết một lần có được không?

1. Về mức hưởng lương hưu

- Theo quy định tại điều 55 luật BHXH năm 2014: Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Trong trường hợp trên, nếu đủ điều kiện nghỉ hưu trong năm 2017 thì mức hưởng lương hưu hàng tháng được tính theo quy định tại điều 56 luật BHXH như sau: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại điều 62 của luật này tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Do người lao động (NLĐ) không cung cấp chi tiết thông tin về ngày tháng sinh, thời điểm kết luận của Hội đồng giám định y khoa (GĐYK) và thời điểm đủ 20 đóng BHXH nên cơ quan BHXH không thể xác định chính xác được tỷ lệ % hưởng lương hưu đối với ông khi đủ điều kiện nghỉ hưu. NLĐ căn cứ quy định nêu trên và ngày tháng năm sinh thực tế để xác định tỷ lệ hưởng.

>>> Đóng hưởng bảo hiểm xã hội dựa trên những nguyên tắc nào?

2. V hưởng BHXH một lần

Theo điều 60 luật BHXH, Nghị quyết số 93/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, điều kiện để hưởng BHXH một lần như sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục.

- Sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc.

- Trường hợp NLĐ thuộc lực lượng vũ trang xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

NLĐ đối chiếu các quy định nêu trên để xem xét trong trường hợp cụ thể của mình.

Nguyễn Nam, ở Hà Nội hỏi “Nếu muốn hưởng mức tối đa 75% thì tôi phải đóng BHXH như thế nào?”

Theo quy định tại khoản 2 điều 56 luật BHXH năm 2014: Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại điều 54 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại điều 62 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động nam và lao động nữ nêu trên được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Đối chiếu quy định trên, do NLĐ sinh năm 1962 nên nếu muốn hưởng mức tối đa 75% thì ông phải có thời gian đóng BHXH là 35 năm và phải đủ tuổi khi nghỉ hưu.

NLĐ nghỉ hưu vào sau tháng sinh của mình

Tôi làm việc tiếp 5 năm nữa cho đủ tuổi về hưu là 60 và thời gian đóng BHXH là 25 năm vào năm 2022, thì chế độ hưởng lương hưu như thế nào?

- Nếu NLĐ làm việc và tiếp tục đóng BHXH 5 năm nữa cho đủ tuổi về hưu và thời gian đóng BHXH là 25 năm vào năm 2022 thì chế độ hưu trí của NLĐ được tính như sau: 20 năm đầu đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, 5 năm tiếp theo, mỗi năm được tính thêm 2% là 10%.

Như vậy, nếu NLĐ nghỉ hưu vào sau tháng sinh của mình trong năm 2022 thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ là 55%.

3. Được nghỉ hưu sớm có được lĩnh trợ cấp nghỉ việc

Câu hỏi: Từ Giang Lê, lehoanggiang1959@...

“Tôi sinh ngày 19/3/1959. hiện là công chức cấp xã. Tôi công tác tại UBND xã từ tháng 2/1990 và có thời gian đóng BHXH từ tháng 12/1994 đến nay. Do bị bệnh tôi dự định nghỉ hưu sớm vào tháng 12/2017. Như vậy khi được nghỉ hưu sớm về chế độ chính sách tôi được hưởng những gì? Tôi có được lãnh trợ cấp nghỉ việc?”

- Nếu ông đóng BHXH liên tục từ tháng 12/1994 đến hết tháng 11/2017 thì ông có 23 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên trước tháng 12/2017 thì theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 điều 56 luật BHXH, tỷ lệ % hưởng lương hưu của ông được tính như sau: 15 năm đầu đóng BHXH được tính bằng 45%, 8 năm tiếp theo mỗi năm được tính thêm 2% bằng 16%; tổng cộng là 61%.

Do nghỉ hưu trong tháng 12/2017 nên tại thời điểm đó tuổi của NLĐ là 58 năm 8 tháng nên NLĐ bị giảm trừ 2% thời gian nghỉ hưu trước tuổi. Vì vậy, tỷ lệ % hưởng lương hưu của NLĐ là 59%.

Về trợ cấp nghỉ việc: Luật BHXH không quy định trợ cấp nghỉ việc. NLĐ có thể liên hệ với đơn vị ông đang công tác để được giải đáp.

Câu hỏi: “Tôi tên là Nguyễn Văn Kha, sinh ngày 20/6/1969 tại Bình Định. Tôi hiện công tác và đóng BHXH bắt đầu từ tháng 2/1990 đến tháng 5/2015 tôi xin nghỉ việc, chưa giải quyết chế độ nghỉ 1 lần hoặc các chế độ khác.

Thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc của tôi được tính theo Sổ BHXH là 25 năm 4 tháng. Từ tháng 5/2015 đến nay tôi tạm dừng đóng tiếp BHXH, theo luật BHXH hiện nay thì người lao động như tôi nên đóng tiếp BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu khi đủ tuổi hay chờ xin nghỉ hưu sớm mà phải giám định là đến năm nào tôi mới được giám định và nhận được bao nhiêu lương hàng tháng? Còn nếu chờ đến tuổi nghỉ hưu mà không cần đóng tiếp có được không?”

- Theo luật BHXH, điều kiện tối thiểu về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm (ông đã có 25 năm 4 tháng đóng BHXH nên đã đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH).

Về tuổi đời để hưởng lương hưu, do ông sinh năm 1969 nên để được hưởng lương hưu do suy giảm từ 61% trở lên thì ông phải đủ 55 tuổi hoặc đủ 50 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Về mức hưởng lương hưu: Theo khoản 2 điều 56 luật BHXH, để đạt được mức hưởng 45%, lao động nam nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi phải có đủ 16 năm đóng BHXH, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; sau đó mỗi năm đóng BHXH tiếp theo tính thêm 2%, tối đa là 75%.

Như vậy, để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa là 75% NLĐ cần có 35 năm đóng BHXH. NLĐ cân nhắc về việc nghỉ hưu cũng như đóng tiếp BHXH của mình.

>>> Người lao động có thời gian phục vụ quân ngũ có được nghỉ hưu sớm

Tôi 39 tuổi, đã tham gia BHXH được 18 năm, nay tôi muốn đóng bảo hiểm xã hội 1 lần để nghỉ hưu trước có được không? (Mỹ Hạnh Nguyễn, myhanhqtdcm@...)

- Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Đối chiếu quy định trên, NLĐ trên mới 39 tuổi nên không thuộc trường hợp được đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.

>>> Thực thi chính sách hỗ trợ có điều kiện và tạo thói quen cho người dân tham gia BHXH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu