CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?

Bởi ebh.vn - 18/06/2019

Người lao động mất việc đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần gửi đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp kèm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Pháp luật đến trung tâm bảo hiểm thất nghiệp. 

Bộ hồ sơ hưởng BHTN cần những giấy tờ gì?

Chi tiết giấy tờ bên trong hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. 04 điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 49, Luật Việc làm 2013 thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

e) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

g) Chết.

Như vậy, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ BHTN cần đáp ứng đồng thời cả 4 điều kiện trên.

2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?

Người lao động đáp ứng đủ điều kiện nêu trong mục 1 cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ người lao động cần chuẩn bị đủ 03 loại giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp Xem chi tiết

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

3. Thời hạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 46, Luật việc làm 2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp có đề cập đến thời hạn nộp hồ sơ BHTN như sau:

“Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Như vậy người lao động cần hết sức lưu ý đến mốc thời gian này để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi cho trung tâm bảo hiểm thất nghiệp gần nhất. Ngoài mốc thời gian trên hồ sơ của người lao động sẽ không được xử lý.

3.1 Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

4. Tra cứu tình trạng hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ của người lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng TCTN, trong trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

Hiện nay, người lao động có thể tra cứu hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp của mình thuận tiện qua VssID Hướng dẫn chi tiết người lao động có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu