CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên bị phạt bao nhiêu?

Bởi ebh.vn - 18/11/2022

Trước tình trạng công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên xảy ra khá phổ biến khiến nhiều người lao động bị ảnh hưởng về quyền lợi tham gia đóng bảo hiểm. Theo đó pháp luật có quy định cụ thể mức phạt đối với việc vi phạm quy định trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội này.

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

1. Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của người lao động và doanh nghiệp. Tham gia BHXH đảm bảo lợi ích cho người lao động góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngày một tốt hơn.

Căn cứ theo Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH bắt buộc, cụ thể là:

  • Lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định hoặc không xác định thời hạn; 

  • Người làm việc có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định (thời hạn làm việc từ 3 =< 12 tháng), kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi theo quy định;

  • Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương;

  • Người làm việc có hợp đồng lao động thời hạn từ 1 tháng =< 03 tháng;

  • Lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được quy định theo Luật;

Như vậy, nhừng người lao động làm việc tại công ty theo hợp đồng làm việc/ lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên sẽ được công ty đóng BHXH bắt buộc hàng tháng theo quy định.

Trách nhiệm đóng BHXH sẽ do người lao động và người sử dụng lao động đóng theo tỷ lệ. Người lao động quan tâm có thể tham khảo chi tiết tại bài viết về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 - https://ebh.vn/nghiep-vu-tong-hop/muc-dong-bao-hiem-xa-hoi-nam-2022

Vậy trong trường hợp công ty không tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động có bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH hay không? Câu trả lời là "Có" vậy mức xử phạt trong trường hợp này như thế nào?

2. Mức xử phạt khi không ty không đóng BHXH cho nhân viên

Nhiều công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên là vi phạm quy định của Pháp luật về bảo hiểm xã hội theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 17, Luật bảo hiểm xã hội 2014. Gồm có:

  1. Trốn đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp;

  2. Chậm đóng tiền BHXH và BHTN.

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định. Tùy mức độ vi phạm sẽ xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Mức phạt không đóng BHXH cho nhân viên tối đa có thể lên tới 75 triệu đồng

Mức phạt không đóng BHXH cho nhân viên tối đa có thể lên tới 75 triệu đồng

2.1 Mức phạt tiền khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên

Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với đơn vị không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ nhân viên thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 5 Nghị định trên).

Phạt tiền từ 50 triệu - 75 triệu đồng đối với đơn vị có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 6, Nghị định trên).

2.2 Mức phạt khi công ty không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 40, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đơn vị/ doanh nghiệp có hành vi không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho nhân viên sẽ bị phạt như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động/ làm việc hoặc tuyển dụng sẽ phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi nhân viên.

  • Mức phạt tối đa không quá 75 triệu đồng.

2.3 Trách nhiệm khắc phục hậu quả của doanh nghiệp

Ngoài việc bị phạt vi phạm hành chính theo quy định đã nêu trên công ty không đóng BHXH cho nhân viên sẽ phải thực hiện:

  1. Truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đã vi phạm

  2. Nộp tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; 

Như vậy, với các điều luật được quy định chi tiết như trên, công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi bị phát hiện. Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không thực hiện trách nhiệm xử lý hậu quả thì cơ quan BHXH có thẩm quyền sẽ dùng các hình thức cưỡng chế.

Cụ thể, theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ mới nhất từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về tình trang công ty không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nhân viên, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi được tham gia đóng bảo hiểm của người lao động mà nó còn tác động tiêu cực đến chính sách an sinh xã hội toàn dân của chính phủ.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên có thể cung cấp đến Quý đọc giả những thông tin hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu