CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Bậc lương đại học là gì? Cách tính lương giảng viên theo hệ số

Bởi ebh.vn - 08/03/2024

Bậc lương đại học giúp xác định mức lương của giảng viên khi tham gia công tác giảng dạy đồng thời đảm bảo những quyền và lợi ích của giảng viên. vậy bậc lương đại học là gì? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bậc lương đại học được sử dụng để xác định mức lương của giảng viên

Bậc lương đại học được sử dụng để xác định mức lương của giảng viên

1. Bậc lương đại học là gì?

Bậc lương đại học là một thuật ngữ dùng để chỉ số lượng các mức thăng tiến về tiền lương trong mỗi ngạch lương của giảng viên và trợ giảng thuộc hệ Đại học. Tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm, mỗi bậc lương đại học sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định.

Trong đó thì hệ số lương đại học là một chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí giảng viên hạng I, hạng II, hạng III và bậc lương khác nhau dựa trên yếu tố về trình độ và bằng cấp. 

Bậc lương đại học được sử dụng để xác định mức lương của giảng viên và trợ giảng hệ Đại học. Ngoài ra bậc lương đại học có các chức năng khác sau:

1) Xác định mức lương: Bậc lương đại học quy định hệ số lương tương ứng với từng vị trí và cấp bậc công việc. Giảng viên và trợ giảng hệ Đại học sẽ nhận được mức lương tương ứng với bậc lương của họ.

2) Khuyến khích nâng cao trình độ: Bậc lương đại học thường đi kèm với yêu cầu về trình độ học vị. Việc nâng cao trình độ học vị sẽ giúp giảng viên tiến đến các bậc lương cao hơn.

3) Thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ: Bậc lương đại học là một phần của hệ thống đánh giá và khuyến khích giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý học thuật.

4) Tạo sự công bằng và minh bạch: Bậc lương đại học giúp tạo ra sự công bằng trong việc xác định mức lương cho các giảng viên cùng cấp bậc và vị trí.

Như vậy, bậc lương đại học không chỉ giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho giảng viên mà còn tạo ra việc thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao trình độ của giảng viên nói riêng và học viên nói chung.

1.1 Bậc lương và hệ số lương đại học

Số lượng của các mức thăng tiến về lương tại mỗi ngạch lương của giảng viên, trợ giảng hệ Đại học được gọi là bậc lương đại học. Mức lương giảng viên Đại học sẽ phụ thuộc vào Hạng giảng viên tương ứng với các bậc lương và hệ số lương. Mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Dưới đây là Bảng hệ số các bậc lương đại học cập nhật mới nhất được quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, theo đó.

- Hệ số lương giảng viên hạng 1 đại học: Áp dụng hệ số lương công chức A3 và A3.1 từ 6,2 đến 8,0.

- Hệ số lương bậc 2 đại học: Áp dụng hệ số lương công chức A2 và A2.1 từ 4,4 đến 6,78.

- Hệ số lương bậc 3 đại học, Trợ lý hạng III: Hệ số lương viên chức hạng A1 từ 2,34 đến 4,98.

Giảng viên cao cấp hạng I

Bậc

1

2

3

4

5

6

 

 

 

Hệ số lương

6,20

6,56

6,92

7,28

7,64

8,00

 

 

 

Giảng viên chính hạng II

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Hệ số lương

4,40

4,47

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

 

Giảng viên và trợ giảng hạng III

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Hệ số lương

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

Bảng bậc lương và hệ số lương giảng viên đại học

Thời gian giữ bậc lương đại học trung bình là 3 năm, tức là một giảng viên sau khi giữ lương bậc 1 đại học đủ 36 tháng, sẽ được xét tăng lương thường xuyên lên bậc 2. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảng viên sẽ được tăng lươngNgoài ra, để tăng mức lương của các trường đại học và hệ số thù lao của trường đại học, giảng viên không chỉ phải có thâm niên làm việc mà còn phải hiệu quả trong công việc.

1.2 Nguyên tắc xây dựng bậc lương đại học

Nguyên tắc xây dựng bảng lương bậc Đại học bao gồm nhiều yếu tố, không chỉ áp dụng cho giảng viên chính quy Đại học mà còn cho nhiều lĩnh vực khác ngoài ngành giáo dục. Việc xây dựng hoặc điều chỉnh bảng lương phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện cho người lao động đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

1) Mức lương khởi điểm của giảng viên không được thấp hơn mức quy định của Chính phủ.

2) Khi có sự điều chỉnh thang lương, bảng lương phải được công bố công khai và gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác minh.

3) Được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và thường xuyên rà soát lại bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tiền lương giảng viên đại học phụ thuộc vào hệ số lương và lương cơ sở

Tiền lương giảng viên đại học phụ thuộc vào hệ số lương và lương cơ sở

2. Cách tính lương giảng viên theo bậc lương đại học

Cách tính lương theo bậc lương Đại học của giảng viên được áp dụng theo công thức sau:

Tiền Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sơ

Trong đó: Mức lương cơ sở mới nhất 2024 đang áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng (Từ ngày 01/7/2023).

Giảng viên Đại học cũng là người lao động vậy nên bên cạnh tiền lương được tính theo quy định giảng viên còn được nhận thêm các khoản thu nhập khác từ tiền phụ cấp ưu đãi và tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Luật lao động. Như vậy, tổng tiền lương của giảng viên Đại học có thể được tính áp dụng công thức như sau:

Tổng lương của Giảng viên = Tiền lương + Tiền phụ cấp ưu đãi - Tiền đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó: Tiền phụ cấp ưu đãi chiếm 30% tiền lương và khoản tiền lương trích nộp đóng BHXH do người lao động đóng chiếm 10,5% tiền lương.

Lấy ví dụ: Người lao động là giảng viên trợ giảng Hạng III nếu đang giữ mức lương bậc 4 đại học, thì sẽ được nhận mức tiền lương là: 3.33 x 1.800.000 = 5.994.000 đồng. Nếu tính thêm các khoản phụ cấp và tiền lương trích nộp BHXH của người lao động thì tổng mức tiền lương nhận được của giảng viên này sẽ là 7.162.830 đồng.

Như vậy những giảng viên đại học ở cùng hạng nhưng khác nhau về bậc lương thì sẽ nhận được mức tiền lương là khác nhau.

Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về bậc lương đại học và hệ số lương đại học. EBH hy vọng những thông tin trên có thể mang lại những kiến thức giá trị cho bạn.

Tài Phạm - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu