Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất
Người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe. Người lao động cần làm đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản nộp cho công ty theo mẫu để được hưởng quyền lợi theo quy định của Pháp luật. Vậy cách viết mẫu đơn xin về sớm hưởng thai sản như nào? Hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mẫu đơn xin về sớm chế độ thai sản được về sớm 1 tiếng nộp cho doanh nghiệp
1. Quy định chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Được nghỉ làm việc 60 phút là quyền lợi thai sản mà người lao động có thể được hưởng. Căn cứ theo quy định tại Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 về bảo vệ thai sản đối với người lao động đủ điều kiện như sau:
Khoản 2: Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Khoản 4: trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Đồng nghĩa với việc có thể về sớm hoặc đến làm trễ hơn giờ làm việc theo quy định của công ty 1 tiếng và thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Để hưởng quyền lợi trên, người lao động cần thực hiện thủ tục thông báo cho người sử dụng lao động và thỏa thuận thời giờ làm việc của mình và nộp các giấy tờ liên quan dùng làm căn cứ xác minh hưởng quyền lợi:
Thủ tục hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng như sau:
1) Cung cấp giấy xác nhận đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2) Điền thông tin vào đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng.
Đơn và giấy xác nhận sau đó được nộp về cho Ban giám đốc công ty, Bộ phận nhân sự hoặc trưởng phòng ban quản lý tùy theo quy định của mỗi công ty.
Trong trường hợp người lao động muốn xin đến muộn có thể linh động viết đơn đề nghị hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động. Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng giúp người lao động có thêm thời gian chăm sóc con và thực hiện trách nhiệm gia đình một cách tốt nhất.
1.1 Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất
Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bạn có thể xin mẫu đơn xin nghỉ sớm 60 phút để về sớm hưởng thai sản theo mẫu do công ty quy định hoặc bạn cũng có thể xem và tải về đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất theo mẫu bên dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP (Hưởng chế độ thai sản về sớm 60 phút) Kính gửi: ………………………(1) Tôi tên là: ……………………(2) sinh ngày ………………………(3) Hiện đang làm việc tại Phòng/Ban/Tổ/Nhóm ………….(4) của Công ty ………………(5) Tôi xin phép được đi làm về sớm 60 phút từ Thứ… ngày… tháng… năm 20...(6) đến khi con tôi đủ 12 tháng tuổi. Lý do đi làm về sớm: Đang mang thai/ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thuộc trường hợp làm việc……………………..……. theo quy định tại Khoản 2, Điều 137 của Bộ Luật Lao động 2019. Rất mong …………………………(8) phê duyệt. Trân trọng cảm ơn! …………..……………………(9) (Phê duyệt và ký tên) …………………………………(10) …………(11), ngày …/…/20... (12) Người làm đơn (Ký tên) …………………………(13) |
Tải về mẫu đơn xin về sớm 1 tiếng hưởng chế độ thai sản
1.2 Hướng dẫn điền đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản
Bạn có thể tham khảo cách điền mẫu đơn xin về sớm 1 tiếng hưởng chế độ thai sản theo mẫu trên như sau:
(1),(8): Điền tên phòng ban tiếp nhận hoặc người có thẩm quyền phê duyệt kèm chức danh;
Ví dụ: Kính gửi: - Ban lãnh đạo công ty PTCN Thái Sơn, Chị Nguyễn Thị A - Trưởng phòng nhân sự hoặc Chị Nguyễn Thị B - Trưởng phòng Kinh Doanh
(2),(3),(4): Bạn điền các thông tin về cá nhân;
(4),(5): Điền tên bộ phận/ phòng ban và tên công ty mình đang làm việc;
(6): Điền thông tin cụ thể về thời gian xin về sớm từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu;
(9): Điền chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt;
(10): Người có thẩm quyền phê duyệt và ký tên xác nhận;
(11): Bạn ghi Tỉnh/Thành phố nơi làm đơn;
(12): Điền ngày/tháng/năm làm đơn;
(13): Người làm đơn ký và ghi họ tên bên dưới;
Bạn có thể tải mẫu đơn về máy và in ra để ghi thông tin hoặc nhập thông tin trên máy tính trước khi in và ký tên. Đơn xin phép nên được trình bày gọn gàng, đầy đủ thông tin cần thiết, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp và dễ thuyết phục cấp trên phê duyệt đơn cho bạn.
Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản theo quy định. EBH hy vọng đã có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Tài Phạm - EBH