CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?

Bởi ebh.vn - 14/06/2024

Một trong những quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ tử tuất. Vậy trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mức hưởng và cách tính tiền như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người tham gia BHXH được hưởng chế độ tử tuất khi họ qua đời

Người tham gia BHXH được hưởng chế độ tử tuất khi họ qua đời

1. Người đóng Bảo hiểm xã hội chết có rút được tiền BHXH?

Căn cứ theo các quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về các quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng. Trong đó có quyền lợi được hưởng chế độ tử tuất khi người đóng BHXH qua đời/chết/mất theo quy định của Pháp luật.

 Khi một người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) qua đời, thân nhân của họ sẽ không thể rút tiền BHXH một lần nhưng sẽ được hưởng các chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Chế độ tử tuất thân nhân người mất được hưởng các khoản trợ cấp gồm: mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.

1.1 Người đóng BHXH đã chết, thân nhân được hưởng chế độ gì?

(1) Trợ cấp mai táng phí: Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên sẽ nhận trợ cấp mai táng khi qua đời.

Thân nhân người lao động qua đời sẽ nhận được trợ cấp mai táng, với số tiền trợ cấp mai táng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời.

Năm 2024 mức lương cơ sở hiện đang áp dụng theo quy định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng. Như vậy tiền mai táng phí cho người hưởng tiền tuất năm 2024 là 18 triệu đồng/người.

(2) Trợ cấp tuất một lần: Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH dưới 15 năm và không thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thân nhân sẽ nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần này đối với thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH.

Cụ thể, mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; còn mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi sẽ được tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

(3) Trợ cấp tuất hàng tháng: Người tham gia BHXH thuộc một trong các trường hợp sau đây khi qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa nhận BHXH một lần.

- Chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:

- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh sau khi người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai.

- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng của người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.

Trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở và số người thân đủ điều kiện hưởng. Theo đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tối đa là 4 người.

Thân nhân người mất làm thủ tục để hưởng chế độ tử tuất

Thân nhân người mất làm thủ tục để hưởng chế độ tử tuất

1.2 Thủ tục nhận tiền tử tuất như thế nào?

Để thực hiện thủ tục nhận tiền tử tuất, thân nhân của người tham gia BHXH chết (mất) cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị hưởng chế độ tử tuất (theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

(2) Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của người tham gia BHXH hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(3) Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia BHXH.

(4) Giấy chứng nhận quan hệ thân nhân với người tham gia BHXH (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận nuôi dưỡng...).

(5) Giấy chứng nhận khả năng lao động của thân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

(6) Giấy chứng nhận không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở của thân nhân nếu không phải là con của người tham gia BHXH.

Sau đó, thân nhân cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người tham gia BHXH đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết, hoặc nơi thường trú của người tham gia bảo hiểm xã hội trước khi chết. 

Thời hạn nộp hồ sơ là trong vòng 12 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết (Căn cứ theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP). Nếu nộp hồ sơ quá thời hạn, bạn sẽ bị trừ số tiền tử tuất tương ứng với thời gian quá hạn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người tham gia bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. Để biết thông tin chi tiết về trường hợp của mình và được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất hoặc gọi điện thoại đến tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (1000 đồng/phút) để được trợ giúp.

Mạnh Hùng - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu