Thực hiện nghĩa vụ quân sự tham gia bảo hiểm xã hội như nào?
Tham gia nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ đáng tự hào của thanh niên Việt Nam và vì thế họ luôn nhận được các chế độ khích lệ tương xứng, đơn cử như chế độ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự.
Người lao động sẽ vẫn được đóng BHXH khi tham gia nghĩa vụ quân sự
1. Người thực hiện nghĩa vụ quân sự tham gia đóng BHXH như thế nào?
Khi người lao động đang tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). Thời gian người lao động phục vụ tại ngũ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Nếu người lao động có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc trước hoặc sau khi nhập ngũ, người lao động sẽ được cộng nối thời gian đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH.
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự và bộ đội có giống nhau không?
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự và bộ đội không giống nhau. Theo đó có một số điểm khác nhau như sau:
1) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự được xem là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và không phải đóng tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người này thuộc về cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
2) Bộ đội trong trường hợp này là quân nhân chuyên nghiệp đang công tác trong quân đội và sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bộ quốc phòng hàng tháng theo quy định. Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị cũng phải đóng bảo hiểm xã hội cho bộ đội theo các mức quy định.
1.1 Quyền lợi được đóng BHXH của hạ sĩ quan, binh sĩ
Mặc dù đang tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng các sĩ quan, binh sĩ vẫn được trả lương và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 7,Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định: Chế độ BHXH, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP.
Hạ sĩ, binh sĩ nhập ngũ được tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc
1.2 Người nhập ngũ được hưởng các chế độ BHXH
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
1.3 Cách tính thời gian tính hưởng BHXH của hạ sĩ, binh sỹ nhập ngũ
Dựa theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH của hạ sĩ quan, binh sĩ = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ).
Như vậy, thanh niên trong độ tuổi lao động tham gia nhập ngũ/ nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của BHXH Việt Nam và BHXH Bộ Quốc Phòng.
Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Nhà nước. Nếu bạn cần biết thêm thông tin gì, xin vui lòng hỏi EBH. EBH luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
BHXH điện tử - EBH