CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Thuế lũy tiến là gì và cách sử dụng trong tính thuế TNCN

Bởi ebh.vn - 09/01/2023

Thuế lũy tiến hay thuế lũy tiến từng phần được áp dụng khi tính thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể thuế lũy tiến là gì và được tính như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Thuế lũy tiến trong tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế lũy tiến trong tính thuế thu nhập cá nhân

1. Thuế lũy tiến là gì?

Thuế lũy tiến còn được gọi là thuế lũy tiến từng phần. Hiện nay không có văn bản Pháp luật nào định nghĩa rõ ràng về thuế lũy tiến. Tuy nhiên, căn cứ vào cách tính và bản chất biểu thuế lũy tiến có thể hiểu thuế lũy tiến như sau:

Thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân mà trong đó người có thu nhập tính thuế sẽ phải nộp thuế theo mức thu nhập cá nhân tương ứng, thu nhập thấp sẽ phải nộp số thuế thấp, mức thuế phải nộp được tăng dần đều theo từng bậc thuế.

Có thể hiểu “lũy tiến” ở đây là đề cập đến mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao (thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng từ 5% đến 35%). Theo mức thuế suất tăng dần này, người có phần thu nhập tính thuế ở mức nào sẽ nộp thuế tương ứng với thuế suất ở mức đó. Khi thu nhập tính thuế cao sẽ nộp thuế theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập chịu thuế (thuế suất) cao và ngược lại.

2. Cách tính thuế lũy tiến từng phần trong tính thuế TNCN

Thuế lũy tiến từng phần được tính căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điểm b, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính.

2.1 Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thuế thu nhập cá nhân

Thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thuế thu nhập cá nhân cư trú có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên (kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi). Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng cho cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của Khoản 2, Điều 22, Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

Phần thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

1

Đến 60 triệu đồng

Đến 5 triệu đồng

5%

2

Trên 60 đến 120 triệu đồng

Trên 5 đến 10 triệu đồng

10%

3

Trên 120 đến 216 triệu đồng

Trên 10 đến 18 triệu đồng

15%

4

Trên 216 đến 384 triệu đồng

Trên 18 đến 32 triệu đồng

20%

5

Trên 384 đến 624 triệu đồng

Trên 32 đến 52 triệu đồng

25%

6

Trên 624 đến 960 triệu đồng

Trên 52 đến 80 triệu đồng

30%

7

Trên 960 triệu đồng

Trên 80 triệu đồng

35%

Bảng biểu thuế lũy tiến từng phần TNCN

Có thể thấy biểu thuế lũy tiến gồm 07 bậc. Các phần thu nhập tính thuế được chia ra  các bậc với mức thu nhập tăng từ 60 triệu đồng/năm đến trên 960 triệu đồng/năm (hay từ 5 mức dưới 5 triệu đồng/tháng đến trên 80 triệu đồng/tháng). Tương ứng với mức tăng từ 5% đến 35%, bậc sau thuế suất cao hơn bậc trước 5%.

Xem thêmHướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân online

2.2 Công thức và các bước tính thuế lũy tiến từng phần

Căn cứ vào Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công quy định:

“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó”

Công thức tính thuế lũy tiến từng phần cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó: 

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ 

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Cách tính thuế lũy tiến TNCN

Cách tính thuế lũy tiến TNCN

Cụ thể các bước tính thuế TNCN phải nộp (thuế lũy tiến) gồm:

Bước 1: Xác định tổng thu nhập của cá nhân.

Bước 2: Xác định các khoản thu nhập được áp dụng miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Tính khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân 

Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ (gồm các khoản giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có người phụ thuộc; các khoản tiền đóng bảo hiểm, tiền đóng cho hoạt động thiện nguyện, khuyến học, quỹ hưu trí, quỹ nhân đạo).

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế bằng cách lấy thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ.

Bước 6: Căn cứ vào thu nhập tính thuế để xác định thuế xuất trên biểu thuế lũy tiến từng phần. Sau đó tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng cách lấy thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã hướng dẫn bạn đọc cách tính thuế lũy tiến từng phần để xác định thuế thu nhập cá nhân của người lao động phải nộp. Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang lại cho Quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu