CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Bảo hiểm xã hội cho bộ đội - quy định và thời gian tính đóng BHXH

Bởi ebh.vn - 18/02/2020

Thời gian đi bộ đội có được tính bảo hiểm xã hội (BHXH) không? Câu hỏi này khiến cho không ít các bạn phải thắc mắc. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn có câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất về vấn đề này. Đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn trong việc xử lý và hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội cho người đi bộ đội nghĩa vụ.

Chế độ bảo biểm xã hội cho bộ đội

Thời gian đi bộ đội có được tính BHXH không?

1. Thời gian đi bộ đội có được tính BHXH không?

Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các Điều luật quy định về BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người thực thực hiện. Hai bộ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật bảo hiểm xã hội 2006 được lấy làm căn cứ để xử lý các vấn đề liên quan đến luật BHXH hiện hành.

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và căn cứ vào Điều 2 Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20/11/2014 quy định:

“Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.”

1. Đối tượng áp dụng luật BHXH bao gồm cả:

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;”

Ngoài ra trong Khoản 1, Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định:

a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.

c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định”

Như vậy, căn cứ các Điều, Luật bảo hiểm xã hội cùng với các Nghị Định của chính phủ, Thông tư từ Bộ Quốc Phòng nêu trên thì thời gian đi bộ đội nghĩa vụ được tính tham gia BHXH theo luật hiện hành. Các bạn đã có thời gian đi bộ đội nghĩa vụ quân sự lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội cho người đi bộ đội nghĩa vụ

Cách tính BHXH cho người đi bộ đội nghĩa vụ như thế nào? Việc xác định cách tính BHXH sẽ làm cơ sở để các bạn đi nghĩa vụ quân sự tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của Luật bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động bắt động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Nếu người lao động không thể thực hiện việc đóng BHXH liên tục, quá trình đóng bị ngắt quãng thì thời gian đóng BHXH được tính bằng tổng thời gian đã đóng.

Cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bộ đội nghĩa vụ quân sự

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội cho người đi bộ đội nghĩa vụ

Cách tính BHXH cho người đi bộ đội nghĩa vụ được tính theo công thức sau:

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)

Ví dụ: Bạn là Nam giới, sau khi học xong Đại học (năm 2002) bạn đi nghĩa vụ quân sự 2 năm 6 tháng và được xuất ngũ vào tháng 7 năm 2004. Sau đó đầu năm 2005 bạn làm cho một công ty tư nhân, tiếp tục đóng bảo hiểm tới nay được 14 năm.

Tổng thời gian tính hưởng BHXH của bạn được tính như sau:

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH khi đi nghĩa vụ quân sự + thời gian đóng BHXH làm ở công ty tư nhân

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = 2 năm 6 tháng + 14 năm = 16 năm 6 tháng

Như vậy bạn đã đóng BHXH được 16 năm 6 tháng, theo quy định thì Nam 60 tuổi có 30 năm đóng BHXH và đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật BHXH sau khi về hưu sẽ được hưởng tối đa 75%. Để được hưởng chế độ lương hưu tốt nhất bạn cần phải đóng BHXH thêm 13 năm 4 tháng nữa.

Trường hợp bạn nằm trong diện hưởng lương hưu sớm theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được hưởng lương hưu) sẽ phải đóng BHXH thêm 3 năm 4 tháng nữa.

Trên đây là một vài chia sẻ về chế độ bảo hiểm xã hội đội với người đi bộ đội hoặc thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng bài viết trên có thể mang lại cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu